Xem tiến trình cải cách chính trị ở Myanmar
Phóng to |
Bà Aung San Suu Kyi (phải) gặp gỡ báo chí cùng Ngoại trưởng Úc Bob Carr ở nhà bà tại Yangon ngày 6-6-2012 - Ảnh: AFP |
Trong nhiều năm qua, bà đã không dám rời Myanmar để thăm con hoặc người chồng tại Anh trước khi ông qua đời vì ung thư năm 1999 vì lo ngại sẽ không được chính quyền cho bà trở về.
Theo chương trình, bà đến Thụy Sĩ, sau đó đến Na Uy, Ireland, Anh và Pháp.
Ngoài bài phát biểu nhận giải Nobel ở Oslo (Na Uy) ngày 16-6, dự kiến bà sẽ phát biểu tại hội nghị của Tổ chức Lao động quốc tế, phát biểu trước Quốc hội Anh và nhận giải nhân quyền của Tổ chức Ân xá quốc tế tại Dublin, do ngôi sao nhạc rock Bono trao.
Chuyến thăm của bà đánh dấu bước ngoặt mới về thay đổi chính trị ở Myanmar sau nhiều thập kỷ đóng cửa với thế giới bên ngoài của chính quyền quân sự.
Tổng thống Thein Sein được xem là người dẫn đầu một loạt cải cách, từ việc thả hàng trăm tù nhân chính trị, ký hiệp ước hòa bình với các tổ chức nổi dậy có vũ trang và chấp thuận để đảng đối lập của bà Suu Kyi trở lại diễn đàn chính trị của đất nước.
Bà Suu Kyi là con gái của anh hùng dân tộc Myanmar, tướng Aung San. Việc bà trở thành thành viên Quốc hội Myanmar sau cuộc bầu cử tháng 4-2012 đã khiến các nước phương Tây đồng ý dỡ bỏ một loạt lệnh cấm vận với Myanmar.
Cùng đi với bà trong chuyến công du này có thư ký riêng, chỉ huy phụ trách an ninh, ca sĩ nhạc rap kiêm chính trị gia Zayar Thaw và thành viên trẻ thuộc Liên đoàn Dân chủ quốc gia (NLD) Nay Chin Win.
Hiện vẫn chưa có lời xác nhận bà sẽ gặp hai con trai của mình là Kim và Alexander Aris cùng cháu của bà hay không.
Kim đã tới thăm bà ở Myanmar sau khi bà được thả, còn Alexander hiện sống ở Mỹ và chưa thăm bà. Ngày 19-6 là sinh nhật lần 67 của bà, khi bà đang ở Anh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận