Ông kêu gọi: “Trong lĩnh vực hàng hải, chúng ta cần cân bằng quyền của các quốc gia với quyền của cộng đồng thế giới. Cũng giống như các quyền tự do cá nhân, quyền tự do hàng hải chỉ được trọn vẹn khi mọi nước, bất luận lớn hay nhỏ, đều sẵn lòng tuân thủ những luật lệ và nguyên tắc đã được mọi người chấp nhận”.
Không khó lắm để hiểu ý ông: có những người nay đòi cho bằng được quyền của quốc gia mình bất chấp đòi hỏi đó đang chà đạp lên quyền của các quốc gia khác! Bởi thế, ông nhấn mạnh: “Những đe dọa và thách thức đối với an ninh hàng hải và tự do hàng hải không chỉ từ nạn cướp biển, khủng bố hay tội ác có tổ chức mà từ những lợi ích gây xung đột của một số nước, có thể xuất phát từ sự mưu tìm thế lực chính trị hay sự thống trị quân sự, từ những tranh chấp lãnh thổ đến cạnh tranh tài nguyên biển...”.
Phóng to |
Các tàu đổ bộ trong hạm đội Nam Hải của Trung Quốc di chuyển trên biển - Ảnh: PLA |
Tuy ông không nhắc tên, nhưng không khó để nhớ lại việc Công ty dầu hỏa ONGC của Ấn Độ mới đầu tháng 5 bị Trung Quốc “dằn mặt” là không được khai thác dầu khí trên biển Đông với Việt Nam; hay vụ một tàu hải quân “INS Airavat” của Ấn Độ cuối tháng 7 năm ngoái bị một tàu tự nhận là “tàu hải quân Trung Quốc” không lộ diện, dùng điện đài cảnh cáo “tàu các người đang xâm nhập vùng biển Trung Quốc”, khi chiếc INS Airavat vừa kết thúc chuyến ghé thăm cảng Nha Trang và chỉ cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý, cũng không xa bờ biển Việt Nam là bao so với vụ cắt cáp tàu Bình Minh ngày 26-5 trước đó hai tháng!
Ai tạo ra sóng gió cho biển Đông? Khuyến cáo Mỹ nên bớt nói về vấn đề biển Đông, Nhân Dân Nhật Báo ngày 4-6 cáo buộc các chính trị gia và truyền thông Mỹ trong những năm gần đây đã "thổi phồng" vấn đề biển Đông và "tạo ra sóng gió" cho khu vực. Báo này thừa nhận không thể đẩy Mỹ ra khỏi biển Đông, song cho rằng cần phải "vạch một lằn ranh" với Washington để "duy trì" an toàn hàng hải ở biển Đông. Hơn nữa, tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước xung quanh chẳng dính dáng gì đến Mỹ. Vì thế Bắc Kinh sẽ không cho phép Mỹ "nhúng mũi" vào. Lại một phản ứng lạ đời của Trung Quốc! |
Do vậy, đăng đàn sau đó, Thứ trưởng quốc phòng Nhật Bản Shu Watanabe cũng đã bảy lần nhắc đến yêu cầu “tự do hàng hải”. Theo ông, “các vùng biển châu Á đang bị căng thẳng bởi một số vụ xung đột lãnh thổ và tài phán, có khả năng gây bất ổn cho trật tự hàng hải trong toàn khu vực”. Ông xác quyết: “Nhật Bản kiên trì kêu gọi một giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột ở biển Đông đúng với luật pháp và quy định quốc tế”, bởi vì “tự do hàng hải chính là nguyên tắc cơ bản”.
Đặc biệt, ông còn cảnh báo nguy cơ từ một số hành vi mà ông gọi là “không màng đến hậu quả của một số kẻ trực tiếp trong cuộc (trên tàu)”. Tuy ông không nêu ra song mọi người đều có thể nhớ đến những sự cố bạo động mà một số tàu cá của Trung Quốc đã gây ra buộc “chủ nhà” (từ Nhật Bản, Philippines đến Việt Nam...) phải bước ra, hầu kéo cả đoàn tàu hải giám đến bao vây, mưu tìm một vụ đụng chạm “lấy thịt đè người” rồi “lấy đồ bỏ vào túi”! Những vụ bạo động đó không xa lạ gì với lực lượng phòng vệ Nhật. Bởi thế, ông Watanabe “phải nhắc lại một lần nữa rằng tự do hàng hải là một nguyên tắc chung cho mọi người, không thể nào bị sửa đổi khác đi...(do lẽ) nguyên tắc này chính là một trong những trụ cột của trật tự hàng hải được xây dựng trên các nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS)... Cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận những hành vi như thế!”.
Bộ trưởng quốc phòng của một nước “không liên quan” là Indonesia, ông Purnomo Yusgiantoro, cũng nhắc nhở “tự do hàng hải và an ninh hàng hải là hai mặt của một đồng xu” và “không quá đáng khi nói rằng UNCLOS 1982 chính là bản hiến pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải”.
Trong bối cảnh của một “luật chơi” mới đang được áp đặt trên toàn Thái Bình Dương, không thể không nhớ lại 70 năm trước, một “thế lực đang lên” là Nhật Bản cũng đã “nuốt trộng” châu Á từ... biển!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận