* Núi Salak - đất dữ của giới hàng không
Tìm thấy mảnh vỡ máy bay Nga mất tíchIndonesia: máy bay chở 46 người mất tích\
Phóng to |
Người thân nạn nhân vụ tai nạn máy bay Nga khóc ngất khi nghe tin khó có người sống sót - Ảnh: Tân Hoa xã |
“Cơ hội có người sống sót là rất mong manh nếu nhìn vào đống đổ nát”, quan chức giấu tên nói với Jakarta Post. Hơn 30 xe cứu thương của Hội chữ thập đỏ Indonesia ở Jakarta, Tây Java và Banten đã được huy động để chở các nạn nhân của vụ máy bay đi. Tuy nhiên, do tai nạn xảy ra ở một vùng hẻo lánh, các thi thể được tìm thấy sẽ phải buộc vào dây và kéo lên trực thăng, theo lời người phát ngôn của Cục tìm kiếm cứu nạn quốc gia Gagah Prakoso.
“Cho tới giờ chúng tôi không tìm được ai sống sót, nhưng cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục”, ông Prakoso nói. “Tôi không thể nói gì về tình trạng các thi thể. Một chiếc máy baytốc độ cao đã đâm vào sườn núi, phát nổ và vỡ ra nhiều mảnh”.
Những người thân của các hành khách mất tích hiện vẫn tụ họp ở phi trường Halim Perdanakusumah, đông Jakarta, suốt tối 9-5 và ngày hôm nay. Tin tức về những mảnh vỡ được tìm thấy đã khiến nhiều người khóc lóc thảm thiết.
Nhà chức trách Indonesia cho biết tới thời điểm này họ không tìm thấy dấu hiệu cho thấy có người sống sót ở khu vực hiện trường tai nạn.
Núi Salak - đất dữ của giới hàng không
Chiếc máy bay Sukhoi Project 100 gặp nạn ngày 9-5 không phải là chiếc đầu tiên bị rơi ở khu vực gần núi Salak, tỉnh Tây Java, Indonesia. Trước đó đã có sáu vụ tai nạn máy bay ở khu vực này.
Phóng to |
Triền núi nơi xảy ra tai nạn máy bay Sukhoi Project 100, vẫn còn các mảnh vỡ máy bay trên đó - Ảnh: Tân Hoa Xã |
Theo báo The Jakarta Post, thời tiết không ổn định và rất xấu ở vùng núi non hiểm trở này là nguyên nhân chính dẫn tới sáu vụ tai nạn máy bay khác nhau từ trước đến nay. Cả sáu vụ đều có người chết.
Vụ lớn nhất là khi 18 người thiệt mạng sau tai nạn của một máy bay không quân Indonesia vào tháng 6-2008.
Những vụ tai nạn khác gần hoặc trên núi Salak cũng khiến bảy người thiệt mạng vào tháng 10-2003, hai người thiệt mạng vào tháng 4-2004, năm người vào tháng 6-2004 và một người vào tháng 10-2002.
Gần đây nhất, ba người đã thiệt mạng trong một chuyến bay huấn luyện gần làng Cibunar, tây bắc núi Salak.
Chiếc Sukhoi Superjet 100 vừa rồi đã mất liên lạc với đài không lưu trước khi biến mất khỏi màn hình ra-đa. Một trực thăng của hải quân Indonesia đã phát hiện ra xác chiếc máy bay trên một triền đồi gần núi Salak ở độ cao 1.600m trên mực nước biển.
Vụ việc đã khiến một chuyên gia về hàng không lên tiếng cho rằng bay trình diễn ở vùng núi Salak, cách thủ đô Jakarta khoảng 100 km về phía nam, là không an toàn.
“Núi Salak có địa hình rất dốc”, Gerry Soejatman - một chuyên gia hàng không, nói với báo Jakarta Globe ngày 10-5. “Đây không nên là nơi bay trình diễn. Nếu là tôi, tôi sẽ đề xuất Indramayu và vùng Krakatau”.
Gerry, từng bay ở núi Salak để vẽ bản đồ trong quá khứ, nói các phi công từ Nga không quen với địa hình ở đây sẽ gặp nhiều khó khăn trong vùng núi non hiểm trở lúc thời tiết xấu. Ông cũng cho rằng chiếc Sukhoi nên duy trì độ cao tối thiểu ở mức 3.300m để giữ khoảng cách an toàn với đỉnh núi, cao 2.211m.
“Theo những gì tôi nghe được thì viên phi công yêu cầu bay ở độ cao 6.000 feet (1.829m)”, ông nói. “Họ yêu cầu như thế có thể vì không quen thuộc với thời tiết, hoặc không lo ngại về thời tiết ở đây”.
Gerry cho rằng hiểu biết về thời gian bay ở Indonesia là rất quan trọng: “Vào buổi sáng, trời quang đãng với chỉ ít sương mù. Buổi trưa trời sáng sủa nhưng đôi khi có mây. Còn sau buổi trưa, mây mù bắt đầu dày đặc”.
Gerry phỏng đoán chiếc Sukhoi đã đâm vào một triền núi. “Nếu bức hình tôi nhìn thấy là đúng thì máy bay không bị rơi”, ông phân tích. “Nó đã đâm vào một sườn núi”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận