Ông Hollande giành được 52% phiếu bầu so với 48% phiếu bầu của đối thủ Nicolas Sarkozy.
“Người quật ngã” Tổng thống Pháp là ai?
Phóng to |
Ông Hollande có bài phát biểu ở Tulle sau khi có kết quả bầu cử vòng hai - Ảnh:AFP |
Như vậy, đúng như dự đoán của các lần thăm dò trước bầu cử, ông Hollande là ứng cử viên đầu tiên của đảng Xã hội Pháp trở thành tổng thống nước này sau 20 năm.
Truyền hình Pháp đã chiếu cảnh những người ủng hộ ông Hollande nhảy múa chúc mừng chiến thắng của ông tại quê nhà Tulle và ở thủ đô Paris. Thậm chí ngay trước giờ các điểm bỏ phiếu đóng cửa và phát thanh viên truyền hình công bố kết quả dự đoán, những người ủng hộ đã hô to “tổng thống Hollande” và “chúng tôi đã thắng”.
Phóng to |
Những người ủng hộ ông Francois Hollande vui mừng khi có kết quả bầu cử tổng thống Pháp vào rạng sáng 7-5, giờ Việt Nam - Ảnh: Reuters |
Phóng to |
Những người ủng hộ tổng thống Pháp đắc cử Francois Hollande đứng trước màn hình xem bài phát biểu tuyên bố thua cuộc của tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy - Ảnh: Reuters |
Phóng to |
Ông Nicolas Sarkozy phát biểu thừa nhận thất bại trước ông Francois Hollande - Ảnh: Reuters |
Phóng to |
Nỗi buồn chen lẫn sự thất vọng của những người ủng hộ ông Nicolas Sarkozy - Ảnh: Reuters |
Thời tiết nước Pháp trong ngày bầu cử không quang đãng lắm, nhiều mây và có mưa, song điều kiện thời tiết xấu không ngăn được cử tri đi bầu cử tổng thống. Tính đến 17g giờ địa phương (22g Việt Nam) đã có 71,96% cử tri đi bỏ phiếu.
Sau khi trở thành tổng thống, ông Hollande sẽ phải thực hiện một loạt cam kết mà ông đã đưa ra với người dân Pháp trong suốt thời gian tranh cử. Ông đã cam kết sẽ tái đàm phán về hiệp ước thắt lưng buộc bụng mà các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết hồi tháng 3-2012.
Ông Hollande có khả năng sẽ chính thức nhậm chức tổng thống vào ngày 15-5, sau đó sẽ có cuộc gặp với thủ tướng Đức Angela Merkel và tham dự hàng loạt cuộc họp quốc tế, trong đó có hội nghị thượng đỉnh G8 ở Mỹ vào ngày 18 và 18-5, tiếp đến là cuộc họp của NATO ở Chicago ngày 20 và 21-5. |
Ông Hollande cho biết ông sẽ nhanh chống thực thi chương trình thuế và chi tiêu truyền thống của đảng Xã hội, vốn là chương trình kêu gọi tăng thuế đối với các tập đoàn lớn và giới nhà giàu có thu nhập trên 1 triệu euro (1,3 triệu USD) mỗi năm, tăng lương tối thiểu cho người lao động, hạ tuổi hưu từ 62 tuổi xuống 60 tuổi và tạo việc làm cho khoảng 60.000 giáo viên.
Ông Hollande cũng đã cam kết sẽ là “một tổng thống bình dân”, tương phản với ông Sarkozy. Song, một số chuyên gia quan ngại ông sẽ gặp khó khăn trong lãnh đạo đất nước do thiếu kinh nghiệm chính trường. Hollande vốn là một lãnh đạo đảng Xã hội trong thời gian khá dài và là một nghị sĩ địa phương ở vùng Correze, nhưng ông chưa bao giờ nắm giữ vị trí hàng đầu trong chính phủ.
"Đây là một thất bại rất lớn đối với ông Sarkozy, trước một ứng cử viên chưa có kinh nghiệm nhiều trong chính phủ “, nhà phân tích chính trị Stephane Rozes nói.
Ông Sarkozy đã kêu gọi các lãnh đạo của đảng cực hữu UMP duy trì đoàn kết sau thất bại của ông, tuy nhiên ông cảnh báo sẽ không lãnh đạo đảng này trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 6-2012.
Đảng Xã Hội, đảng cực hữu UMP của ông Sarkozy và các đảng phái chính trị khác ở Pháp sẽ phải tập trung vào cuộc bầu cử Quốc hội sẽ được tổ chức hai vòng vào ngày 10-6 và 17-6.
Chỉ ngay sau khi các phòng phiếu đóng cửa hơn 30 phút, đương kim tổng thống Sarkozy đã thừa nhận thất bại trước đối thủ đảng Xã hội Hollande và cho biết ông đã gọi điện thoại chúc mừng ông Hollande may mắn trong vai trò tân lãnh đạo nước Pháp. “Nhân dân Pháp đã chọn lựa, Francois Hollande là tổng thống Pháp và ông ấy phải được tôn trọng”, AFP dẫn lời ông Sarkozy nói.
Ông cũng là vị tổng thống thứ hai sau cựu tổng thống Valery Giscard d'Estaing trong lịch sử nước Pháp, không tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận