* Iran sẽ xem xét lại quan hệ với IAEA
Phóng to |
Eo biển Hormuz, con đường vận chuyển dầu mỏ chiến lược - Ảnh: allvoices.com |
Căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran đã gia tăng sau khi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thông báo ngày 8-11 rằng Tehran có thể đang tiến hành chế tạo một quả bom nguyên tử.
Iran cảnh báo họ sẽ phản ứng thích đáng với bất cứ cuộc tấn công nào bằng cách nhắm vào các lợi ích của Mỹ và Israel ở vùng Vịnh. Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà phân tích nói Tehran có thể làm điều đó bằng cách đóng eo biển Hormuz, nơi hầu hết dầu của thế giới được vận chuyển qua.
“Ngay lúc này, chúng tôi cho rằng mọi chuyện vẫn ổn và không cần sử dụng dầu thô làm một công cụ chính trị. Tuy nhiên, tôi phải nhắc lại rằng trong trường hợp chúng tôi thấy cần thiết, phải, chúng tôi sẽ sử dụng công cụ này”, ông Qasemi nói với đài truyền hình có trụ sở tại Qatar trong một cuộc phỏng vấn được dịch sang tiếng Anh.
Eo biển Hormuz là đường vận chuyển dầu quan trọng nhất thế giới, với khoảng 15,5 triệu thùng, một phần ba lượng dầu vận chuyển bằng đường hàng hải, đi qua trong năm 2009, theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) và các tàu chiến của Mỹ vẫn tuần tra ở khu vực này để bảo đảm an ninh.
Hầu hết dầu thô xuất khẩu từ Saudi Arabia, Iran, UAE, Kuwait và Iraq, cùng với gần như toàn bộ lượng khí đốt hóa lỏng từ nhà xuất khẩu hàng đầu Qatar, phải đi qua eo biển rộng chỉ 6,4 km giữa Oman và Iran này. Khoảng một phần ba lượng dầu thô từ vùng Vịnh chuyển sang châu Á, chủ yếu là Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Trung Quốc, cũng đi đường eo Hormuz.
* Trước đó, trong ngày 20-11, Quốc hội Iran tuyên bố họ sẽ xem xét lại quan hệ với IAEA. “Ủy ban an ninh và đối ngoại quốc hội đã được chỉ định để xem xét lại tính chất việc hợp tác giữa Iran và IAEA cũng như quan hệ với tổ chức này”, Hãng tin ISNA dẫn lời người phát ngôn Quốc hội Iran Ali Larijani.
Bộ trưởng ngoại giao Ali Akbar Salehi phủ nhận khả năng Iran sẽ rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) của IAEA, nhưng ông Larijani nói các nghị sĩ sẽ xem xét việc Iran rút bớt các hợp tác với IAEA.
“Nếu tổ chức này hành động trong khuôn khổ hiến chương, chúng tôi sẽ tiếp tục các trách nhiệm của mình, nhưng nếu IAEA không thực hiện đúng chức trách, tổ chức không nên trông đợi sự hợp tác từ những đối tác”, ông Larijani nói. Cho đến nay, Tehran vẫn cho phép những cuộc điều tra hạn chế, định kỳ của IAEA với các cơ sở hạt nhân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận