23/08/2011 07:31 GMT+7

Vì sao Trung Quốc có thái độ nước đôi?

TRUNG NGUYỄN (Theo Le Monde)
TRUNG NGUYỄN (Theo Le Monde)

TT - Trước những căng thẳng liên tiếp diễn ra trong nhiều tháng qua trên biển Đông, Valérie Niquet, chuyên gia về châu Á của Tổ chức nghiên cứu chiến lược Pháp, thử giải mã thái độ nước đôi (vừa kiềm chế vừa khẳng định sức mạnh) của Trung Quốc. Tuổi Trẻ trích dịch để bạn đọc tham khảo.

Thi Lang nằm ở đâu trong thế kỷ 21?Tướng Trung Quốc bác tin đưa tàu Thi Lang hoạt động năm 2012

AcGZ2FhV.jpgPhóng to

Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Về những yêu sách đòi chủ quyền

Trung Quốc đòi chủ quyền trên toàn bộ biển Đông, do vậy là vượt lên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đường chủ quyền mà Bắc Kinh nêu ra là không có cơ sở, nhưng lại đã xuất hiện trên nhiều bản đồ mà Trung Quốc công bố. Nó kéo dài đến tận biên giới Indonesia. Như vậy, nước này cũng đang phải đối mặt với tham vọng của Trung Quốc tương tự như Brunei.

Đằng sau khía cạnh địa lý này cần phải thấy rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc gắn liền, và ngày càng trở nên quyết liệt, với việc Trung Quốc tăng cường các khả năng quân sự của họ. Trước đây, Bắc Kinh quả là không có khả năng có mặt trên biển Đông, do vậy những yêu sách đòi chủ quyền của họ chỉ là trên lý thuyết. Còn nay, Trung Quốc đã có những phương tiện về hàng hải. Trong thời gian dài, lý lẽ mà Trung Quốc nêu ra để giải thích sự gắn kết của họ với vùng lãnh thổ rộng lớn này là kinh tế, do nơi đây có nguồn tài nguyên về dầu khí cần thiết cho Trung Quốc.

Còn nay, Bắc Kinh tìm cách bảo vệ những con đường lưu thông thương mại của mình hơn. Thật vậy, biển Đông giữ một vai trò chiến lược cực kỳ quan trọng, bởi trong cái nhìn của Trung Quốc và cả của Nhật, Hàn Quốc, đây là khu vực trao đổi thương mại với các nước vùng Vịnh, châu Phi và Liên minh châu Âu. Cũng còn một khía cạnh khác mà theo tôi, còn quan trọng hơn nhiều: đó là sự khẳng định của chủ nghĩa quốc gia. Với cuộc khủng hoảng kinh tế, mà như người ta ghi nhận từ nhiều tháng qua, những tuyên bố mang nặng chủ nghĩa quốc gia này đang ngày càng mạnh mẽ, không chỉ đối với các nước láng giềng mà còn cả với Mỹ.

Về thái độ nước đôi

Tôi không chắc là đang có sự bất đồng thật sự về mục tiêu giữa giới lãnh đạo quân sự và dân sự ở Bắc Kinh. Tôi cho rằng ý muốn bao trùm của Bắc Kinh là khẳng định sức mạnh của mình, bao gồm cả việc sử dụng các phương tiện quân sự. Đơn giản là giới lãnh đạo Bắc Kinh đều hiểu rõ những hạn chế đối với sức mạnh của Trung Quốc và đối với việc khẳng định sức mạnh này, nhất là ở châu Á.

Quả thật, những khả năng của Trung Quốc còn nhỏ bé, cho dù mới đây ngày 10-8 Trung Quốc đã thử nghiệm tàu sân bay, một tàu sân bay mà không có máy bay. Trung Quốc đang theo đuổi một thái độ nước đôi. Một mặt là theo đuổi chính sách gây căng thẳng với mục đích gây lo ngại cho các nước láng giềng, mà vô hình trung lại gây lo ngại cho những ai ở Mỹ muốn ủng hộ một chính sách hòa dịu.

Mặt khác, Trung Quốc lại tìm cách duy trì những cơ hội, nhất là những cơ hội thương mại với ASEAN. Nhất là Bắc Kinh muốn tránh lặp lại kịch bản năm 2010 khi tất cả các nước khác trong khu vực đều tranh thủ sự có mặt của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Hà Nội để cùng lên tiếng ủng hộ giải pháp của Mỹ về việc duy trì những con đường thông thương hàng hải tự do trên biển Đông. Nói chung, giới lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng để đừng đi quá xa, cho dù người ta có thể quan sát thấy xu hướng gây căng thẳng vẫn luôn hiển hiện rất rõ.

Về mối lo ngại nhất

Lúc này, các nước trong khu vực đều có xu hướng tự trang bị vũ trang. Nhưng điều này không làm Bắc Kinh quan ngại bởi xét về mặt quân sự, Trung Quốc hiện mạnh hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Trên thực tế, mối lo ngại chính của Bắc Kinh là Mỹ. Cho đến gần đây, và tôi cho rằng điều này có thể giải thích được phần nào những căng thẳng hiện nay, Trung Quốc vẫn cho rằng do đang bị sa lầy ở Iraq và Afghanistan, Mỹ sẽ không có đủ phương tiện để can thiệp vào khu vực. Thế nhưng, cách “đọc” tình hình sai lầm ở tầm chiến lược này đang phản lại Trung Quốc khi Bắc Kinh bực bội nhận ra Mỹ không chỉ có khả năng hiện diện mà còn không thiếu cơ hội để tái khẳng định ý muốn quay trở lại châu Á.

Về diễn biến tình hình sắp tới

Trong những năm tới, tình hình tùy thuộc diễn biến bên trong của Trung Quốc và việc nước này sẽ cải cách (hay không cải cách) ra sao. Có thể hình dung một Trung Quốc dân chủ hơn sẽ có khuynh hướng ít dựa vào chủ nghĩa quốc gia cực đoan hơn hiện nay.

hUHbTBCV.jpgPhóng to

Tàu ngầm Giao Long được hạ thủy tại Giang Tô ngày 1-7 - Ảnh: Getty Images

Trung Quốc không từ bỏ ý định sử dụng vũ lực trên biển

“Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp trên biển Nam Hải (biển Đông) theo hướng ngoại giao và hòa bình nhưng kiên quyết không từ bỏ ý định sử dụng vũ lực” - Thời báo Hoàn Cầu ngày 22-8 dẫn lời ông Trương Triệu Trung, thiếu tướng hải quân, nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc.

Trong hội thảo mang chủ đề “Tiến ra biển - biển, quyền trên biển, linh hồn biển” diễn ra vào ngày 20-8 tại Quảng Châu, Trương Triệu Trung cho rằng Trung Quốc tốt nhất nên sở hữu số tàu sân bay tương đương với Mỹ - 11 tàu, hoặc chí ít cũng cần 3 tàu sân bay để kiểm soát các vấn đề về an ninh trên biển.

TRUNG NGUYỄN (Theo Le Monde)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên