Chernobyl, 25 năm sau thảm họa
Phóng to |
Bức ảnh chụp ngày 24-2-2009. Các công nhân tại Nhà máy Chernobyl đang kiểm tra phóng xạ vào cuối ngày trước khi lên tàu về nhà - Ảnh: AP |
Trước khi xảy ra thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản, năm 1986 sự chú ý của cả thế giới đổ dồn về Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Trải qua một thế hệ, bây giờ vẫn còn hàng ngàn người đang sống tại khu vực này. Thậm chí có người vẫn làm việc tại nhà máy cũ đó.
Phóng viên ảnh Michael Forster Rothbart vì muốn tìm hiểu tại sao ai đó có thể chọn ở lại khu vực phóng xạ này, anh đã quyết định sống hai năm ở nơi cách khu vực hạn chế của Chernobyl 10 dặm về phía nam, và làm quen những con người ở đây khi đến Ukraine để theo học cao học của học bổng Fulbright vào năm 2007.
Phóng to |
Ảnh chụp ngày 16-1-2009, với hình ảnh một góc bức tường đã bị khóa bên trong phòng điều khiển của Nhà máy Chernobyl - Ảnh: AP |
Phóng to |
Bức ảnh chụp ngày 27-4-2007, có tên Viktor Gaidak và vết sẹo của mình. Ông Viktor và bà Lydia sống tại căn hộ ở quận Desnyanskiy, ngoại ô Kyiv, Ukraine. Ông Viktor đã có thâm niên 24 năm làm việc tại Nhà máy Chernobyl, kể cả tám năm sau khi nhà máy phát nổ. Năm 2004, ông đã phẫu thuật trị bệnh ung thư ruột kết - Ảnh: AP |
Khu vực bị nhiễm xạ được chia làm bốn phân khu dựa trên nồng độ phóng xạ. Khu vực hạn chế Chernobyl là nơi nhiễm xạ cao nhất và không ai được đến gần. Tuy nhiên, trên thực tế đã có 2.000 người già tự ý quay trở lại đây, dựng nhà và nông trại bên trong. Đến nay vẫn còn 400 người ở lại.
Có hơn 3.000 công nhân đang làm việc tại khu vực này và chỉ sống ở đây khoảng hai tuần mỗi tháng. Ngoài ra còn có 3.800 công nhân khác vẫn đi đến nhà máy hằng ngày bằng xe lửa từ thị trấn mới của họ, Slavutych, cách nhà máy 30 dặm về phía đông. Công nhân làm việc tại Nhà máy Chernobyl được trả lương 500 USD/tháng, khoảng gấp đôi so với mức lương trung bình của công nhân cả nước.
"Người ta bảo tôi rằng "tôi thà chết ở đây còn hơn sống ở nơi nào khác" - Michael Forster Rothbart nói. Hiện có 3.800 người đang làm việc ở nhà máy này. Anh quyết tâm tổ chức triển lãm vì "muốn tạo ra những bức chân dung của cộng đồng này. Sự khổ cực của họ là điều ai cũng biết, nhưng vẫn có niềm vui, vẻ đẹp, sức chịu đựng và hi vọng".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận