11/02/2011 09:03 GMT+7

Ai Cập: Tổng thống chuyển giao quyền lực nhưng không từ chức

TẤN KHOA
TẤN KHOA

TTO - Tổng thống Hosni Mubarak đã xuất hiện trước truyền hình quốc gia vào đêm qua 10-2 để đối thoại với người biểu tình. Ông Mubarak nói sẽ chuyển giao một phần quyền lực cho phó tổng thống. Tuy vậy, phát biểu này không làm dịu đi căng thẳng đã kéo đến ngày 17 vì sau đó ông Mubarak khẳng định không từ chức.

Read this on Tuoitrenews.vn

Pd500Lbz.jpgPhóng to
Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak xuất hiện trên truyền hình quốc gia vào đêm 10-2 - Ảnh: AP

Trong bài phát biểu dài 20 phút của mình, ông Mubarak nói sẽ vẫn tại vị cho đến sau các cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 9. Còn từ đây đến đó ông sẽ vẫn tại vị để theo dõi bầu cử. Phó tổng thống Omar Suleiman hiện đang là người chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết khủng hoảng đất nước, phát biểu của ông Mubarak vì thế chỉ tạo nên một sự thay đổi nhỏ là hợp thức hóa công việc này của ông Suleiman. Ông không quên nhắc lại lời hứa sẽ không tranh cử nhiệm kỳ tổng thống tới.

Reuters cho biết ông Mubarak đã ca ngợi những thanh niên Ai Cập khi thu hút sự chú ý của khu vực Ả rập Saudi và cả thế giới bằng những cuộc biểu tình quyết liệt, từ đó dẫn đến những thỏa thuận thay đổi hiến pháp và phó tổng thống Suleiman được trao quyền nhiều hơn.

Ông Mubarak cũng cứng rắn nói sẽ không chịu sức ép từ quốc tế. "Chúng tôi sẽ không chấp nhận hay lắng nghe bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài vào tình hình Ai Cập", ông nói, ngụ ý áp lực đòi ông từ chức của các nước trên thế giới còn nhiều hơn từ chính trong nước.

Trong bài phát biểu, AP cho biết ông Mubarak đã yêu cầu thay đổi năm điều trong hiến pháp theo yêu cầu của người biểu tình, như bãi bỏ những điều kiện ngặt nghèo với một ứng viên tổng thống, khôi phục lại sự giám sát pháp lý trong bầu cử, đặt ra những giới hạn trong một nhiệm kỳ tổng thống...

Ông Mubarak cũng cam kết sẽ bỏ một điều trong hiến pháp rằng cho tổng thống quyền được xét xử quân sự với những thường dân bị cáo buộc khủng bố - điều được quy định trong luật tình trạng khẩn cấp đã tồn tại ở Ai Cập từ khi ông Mubarak lên nắm quyền năm 1981 - nhưng không quên kèm theo cảnh báo rằng "một khi an ninh và bình ổn được phục hồi".

5GYvXAZo.jpgPhóng to
Người biểu tình theo dõi bài phát biểu của tổng thống - Ảnh: European Pressphoto Agency

Trước đó, đám đông đã kéo đến quảng trường Tahir để chờ đợi bài phát biểu của ông Mubarak. Người dân rất trông đợi sự xuất hiện trước truyền hình này của ông vì trước đó có những thông tin ám chỉ rằng ông Mubarak sẽ tuyên bố từ chức. Thậm chí trước đó, báo New York Times cho biết tướng Hassan al-Roueini, tư lệnh quân đội tại thủ đô Cairo, cũng đã xuất hiện tại quảng trường Tahir và nói với người biểu tình rằng "tất cả những yêu cầu của nhân dân sẽ được đáp ứng vào tối nay".

AP cho biết ngay sau đó người dân đã bày tỏ thái độ thất vọng. Một vài người đã khóc, còn phần lớn cực kì giận dữ. "Từ chức! Từ chức", đó là lời hô đồng thanh của hàng ngàn người biểu tình tại quảng trường Tahir để phản đối.

Anh Muhammed Abdul Rahman, một luật sư 26 tuổi lần đầu tiên tham gia biểu tình, nói với AP: "Lời phát biểu thực chất vẫn là sự khiêu khích. Điều này sẽ chỉ gắn kết chúng tôi lại với nhau hơn, và sẽ ngày càng có nhiều người đổ ra đường".

Phó tổng thống Suleiman đã lên tiếng trấn an người dân đang nổi giận sau bài phát biểu của ông Mubarak. Ông kêu gọi người Ai Cập giữ bình tĩnh, hãy quay trở lại làm việc và cam kết sẽ làm "bất cứ điều gì để bảo đảm một quá trình chuyển giao quyền lực theo đúng trật tự, quy định của Hiến pháp".

vq5ck7u4.jpgPhóng to
Người biểu tình giận dữ sau khi tổng thống khẳng định vẫn tại vị - Ảnh: AP

Trong một diễn biến khác, Reuters cho biết đảng đối lập Tagammu đã tuyên bố rút khỏi đàm phán cải cách với chính phủ. Cuộc đối thoại toàn quốc đầu tiên được tổ chức ngày 5-2 giữa ông Suleiman và một số đảng đối lập nhằm tìm ra thỏa thuận để giải quyết bạo loạn ở Ai Cập. Các đảng đối lập hợp pháp, trong đó có Tagammu, và đảng Những người Anh em Hồi giáo bị cấm hoạt động cùng một số chính trị gia độc lập đã tham gia cuộc đối thoại này.

Mặc dù sau đối thoại, chính phủ đã đồng ý thành lập ủy ban sửa đổi hiến pháp nhưng đảng Tagammu vẫn cho rằng họ không được đáp ứng "những yêu cầu tối thiểu nhất dân chúng", mà điều cơ bản là ông Mubarak phải từ chức.

Tân Hoa Xã cũng cho biết đảng Tagammu còn chỉ trích thủ tướng Ai Cập Ahmed Shafig vì đã không chịu thành lập một ủy ban điều tra vụ lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình dẫn đến thiệt mạng vào ngày 28-1 - "Ngày phẫn nộ".

------------------------------------

Ai Cập: quân đội có thể sẽ can thiệpAi Cập: biểu tình bước sang ngày 16Người biểu tình Ai Cập tăng sức ép lên Tổng thống MubarakAi sẽ là tổng thống tiếp theo của Ai Cập?Ai Cập: Đảng cầm quyền “tái cơ cấu”

TẤN KHOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên