28/10/2010 14:17 GMT+7

Sống sót kỳ diệu trong sóng thần

CẢNH TOÀN
CẢNH TOÀN

TTO - Rick Hallet đã từng lái trên những con sóng dữ nhất của quần đảo Mentawai (Indonesia) hơn một thập kỉ, nhưng trong đời anh chưa từng gặp đợt sóng thần nào cho đến ngày 26-10. Khi đó, Rick Hallet đang neo thuyền ngoài biển tại một đảo thuộc quần đảo Mentawai.

Indonesia: Họa vô đơn chí, hơn 300 người chếtSóng thần, núi lửa phun ở Indonesia

3ADknAqL.jpgPhóng to
Anh Richard Hope (bên trái ngoài cùng), người Úc sống sót sau sóng thần cùng các đồng đội đã đến cảng Padang, Tây Sumatra an toàn - Ảnh: AP

382 người chết

Theo AP, đến trưa 28-10, số nạn nhân chết trong vụ sóng thần đã lên tới 350 người. Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono lo ngại con số này sẽ còn tăng cao, vì hiện nay 338 người vẫn mất tích.

Nạn nhân thiệt mạng vì núi lửa phun trào cũng đã lên tới 32 người.

"Chúng tôi đang có kì nghỉ và lướt sóng tại khu nghỉ dưỡng Macaroni. Vào cuối ngày, sau buổi ăn tối thì các vị khách, tôi cùng vài thủy thủ đang chơi bài, ca hát và uống rượu. Khoảng 10g, khi chúng tôi đang chuẩn bị đi ngủ thì nghe thấy một tiếng động cực lớn. Một vị khách đã hỏi tôi "cái gì thế" và tôi đã nhanh chóng nghĩ ra đó là một ngọn sóng thần", Rick Hallet kể lại với Guardian sau khi đã trở về tại cảng Padang ở Tây Sumatra ngày 27-10.

Linh cảm xấu của anh đã trở thành sự thật ngay sau đó, khi một cơn sóng thần đang đổ về vịnh nơi chiếc tàu của anh đang neo. Cùng với 15 người khác trên tàu, Hallet đã thấy một cột nước cao sừng sững đang tiến rất nhanh về phía mình.

"Con sóng rộng chừng 1km và cao khoảng 3m đang rượt đuổi tàu của chúng tôi. Khi tôi nhận thức được điều gì đang diễn ra thì tôi đã yêu cầu tất cả các hành khách đi lên trên, còn các thủy thủ thì nổ máy để chạy thoát khỏi nơi đó", Rick Hallet nói.

Chiếc thuyền neo sát bên cạnh tàu là thứ đầu tiên để chúng tôi cảm thấy rõ sự biến động này. "Những cơn sóng đã cuốn chiếc thuyền đó về hướng chúng tôi, đẩy nó chạy thẳng và đập mạnh vào tàu của chúng tôi khiến nó vỡ và bắt lửa. Chúng tôi nhìn thấy lửa nhanh chóng bốc lên từ đằng sau tàu và trong phòng khách lớn chỉ trong vài giây", Hallet nói.

Ngọn lửa không thể kiểm soát được nên mọi người đã túm lấy tất cả phao và những gì có thể nổi quăng ra ngoài. Không chần chừ, nhóm của anh gồm chín người Úc đã nhảy nhanh xuống biển trước khi con tàu phát nổ.

ouQ1oHML.jpgPhóng to
Thuyền trưởng tàu du lịch người Úc Rick Hallett (phải) vui mừng ôm vợ ông Hesti Dwiningsih. Ông đã may mắn thoát chết sau trận sóng thần - Ảnh: AP

Thiên tai vẫn đang đổ xuống những vùng thảm họa

Chiều tối 27-10, hàng chục ngôi nhà ở huyện Semarang, tỉnh Trung Giava lại bị lốc xoáy phá nát, trong khi trời mưa to kèm gió mạnh, gây thiệt hại vật chất hàng trăm triệu rupia (Rp).

"Khi mọi người đã ở dưới biển thì sóng vẫn tiếp tục cuốn chúng tôi cùng chiếc tàu vào bờ. Một số người bị đánh vào 200 mét trong đảo, quét qua các hàng cây. Tôi cố gắng giữ lấy cửa của chiếc thuyền, bám lấy các cây khi tôi bị quét qua khu rừng trên đảo. Bình ga và máy nén từ điều hòa trên tàu nổ tung sau đó, không còn gì nữa cả", Hallet nhớ lại.

Khi sức nước giảm dần, mọi người bắt đầu trèo lên cây càng cao càng có thể và chờ ở đó trong hai tiếng phòng khi lại có một đợt sóng nữa. Khoảng 45 phút sau, Hallet kể anh nghe thấy tiếng của một con sóng khác nhưng có vẻ nó đang ở rất xa.

"Tôi đã rất kinh hãi, thật sự rất kinh hãi. Tôi đã bắt đầu lướt sóng ở đây trước khi tôi lên 10 và phần lớn cuộc sống của tôi là ở trên biển. Nhưng nhìn lại đêm vừa qua cũng như bức tường nước sừng sững đổ lên đầu mình, tôi sẽ không thể quên được âm thanh đó. Thật không thể tin được", Hallet nói.

TDyaPO2g.jpgPhóng to
Sóng thần đã khiến khoảng 20.000 người mất nhà cửa
8RmiOBMb.jpgPhóng to
Tro bụi núi lửa phủ trắng thi thể các nạn nhân thiệt mạng vì núi lửa

Ông Ridwan Jamaluddin thuộc Cục đánh giá và ứng dụng công nghệ Indonesia khẳng định với Telegraph rằng do hai chiếc phao trong hệ thống cảnh báo đặt ngoài khơi bị con người phá hỏng nên các nhà chức trách đã không nhận được cảnh báo kịp thời về trận sóng thần khi nó đang ập tới. Trong khi những hệ thống cảnh báo này rất đắt tiền, tương đương 560.000 USD/hệ thống.

Một quan chức khác cho BBC biết các phao cảnh báo này rất quan trọng, người ta có thể dự đoán về sóng thần khi dựa vào số liệu từ phao và thiết bị đo thủy triều.

CẢNH TOÀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên