Phóng to |
Tàu hải quân Trung Quốc bắn đạn thật trong cuộc diễn tập ở biển Đông hôm 26-7 - Ảnh: Sina |
Diễn biến này tiếp nối việc chủ nhật tuần trước Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tuyên bố: “Cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp là các nước liên quan trực tiếp đàm phán song phương. Quốc tế hóa hay đa phương hóa vấn đề sẽ chỉ làm cho vụ việc xấu hơn và càng khó giải quyết...”. Ít nhất, qua phát biểu trên của ngoại trưởng Trung Quốc, cũng có thể ghi nhận các thực tế sau:
1. Trung Quốc thừa nhận những thực tế “cụ thể” (de facto) tranh chấp trong vùng chồng lấn trên Thái Bình Dương mà cả Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam và một vài nước khác cùng đang khẳng định chủ quyền.
2. Trung Quốc cũng thừa nhận giải quyết các tranh chấp biển đảo trên bằng đàm phán. Đàm phán, ít nhiều cũng là mẫu số chung trong lập trường của tất cả các nước liên quan, từ Trung Quốc đến các nước khác.
3. Còn khác biệt về việc đàm phán như thế nào, song phương hay đa phương, quốc tế, cũng là một điều rất bình thường... Mỗi quốc gia có chủ quyền có những lợi ích quốc gia riêng cùng những chọn lựa riêng của mình.
Mỹ - Hàn tập trận bắn đạn thậtThái Bình Dương: Kỷ sở bất dục...Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông Bài học chiến tranh Triều Tiên vẫn chưa được học |
Đó không phải là một thay đổi thái độ hay chủ trương gì mới, mà chỉ nhắc lại ý nghĩa của Tuyên bố DOC mà Trung Quốc từng long trọng ký kết với ASEAN năm 2002. Chính bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc trong tuyên bố chủ nhật tuần trước cũng đã đánh giá: ”Tuyên bố DOC này đã đóng vai trò tốt đẹp trong việc ngăn ngừa các xung đột khu vực...”.
Nhằm tránh tình hình căng thẳng không đáng có trên biển Đông, các ngoại trưởng ASEAN một lần nữa bày tỏ mong muốn “tăng cường các nỗ lực đảm bảo thực hiện hiệu quả Tuyên bố DOC là... giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với tinh thần của DOC và các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật biển (UNCLOS 1982)”.
Tức làm sao biến lời hứa thành hành động. Chính vì thế, các ngoại trưởng ASEAN đã nhất trí “... giao cho các quan chức cấp cao phối hợp chặt chẽ với các đồng nhiệm Trung Quốc để triệu tập lại cuộc họp quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc về DOC vào thời gian sớm nhất có thể” để tiến đến một bộ quy ước chung về biển Đông. ASEAN hành xử trước sau như một với những gì đã tuyên bố, đã ký kết, vì hòa bình chung cho tất cả.
Tập trận, nước nào mà chẳng tập! Thế nhưng thời điểm hiện nay có lẽ cần những thực thi Tuyên bố DOC cam kết không đe dọa vũ lực. Kế đến nội dung tập luyện. Một lực lượng tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu tập đột kích chính xác các mục tiêu trên biển (giả định tàu “đối phương”), tấn công hệ thống phòng không (tức tấn công phủ đầu “đối phương” nhằm dọn đường...), như Tân Hoa xã 29-7 mô tả, mang ý nghĩa tập tấn công hơn là tập phòng thủ.
Một tuần hơn sau khi chia tay hội nghị ASEAN, các nước chung biển Đông cần “triệu tập lại cuộc họp quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc về DOC vào thời gian sớm nhất có thể” hơn là cần chứng kiến những cuộc tập trận không cần thiết.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc xuống giọng Ngày 30-7, Tân Hoa xã dẫn lời ông Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, bác bỏ thông tin Trung Quốc đang tăng cường tập trận trên không và trên các vùng biển xung quanh Trung Quốc dù tin tức được các hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc loan tin. Theo ông Cảnh, quân đội Trung Quốc chỉ đang công khai hơn các hoạt động của họ trong thời gian gần đây và không hề có ý định hạn chế tàu thuyền hợp pháp tiếp cận các tuyến vận tải biển trên vùng biển Đông. Ông Cảnh cho biết Trung Quốc giải quyết vấn đề biển Đông thông qua đàm phán, đối thoại và phản đối quốc tế hóa vấn đề trên. Ông Cảnh khẳng định Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền tự do hàng hải ở biển Đông khi tàu thuyền và máy bay của các nước liên quan đi qua vùng biển này theo luật pháp quốc tế. MỸ LOAN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận