07/10/2005 05:38 GMT+7

Con của mẹ đã trở về

 Sarah Holmes (người bảo quản cuốn nhật ký Thùy Trâm)
 Sarah Holmes (người bảo quản cuốn nhật ký Thùy Trâm)

TT - Chiều 4-10, Steve Maxner, PGĐ Trung tâm Việt Nam thuộc ĐH Texas Teach University, chọn bó hoa đẹp nhất trong bốn bó hoa được chuẩn bị sẵn, đứng đợi trước lối ra sân bay thành phố Lubbock, bang Texas (Mỹ), miệng lẩm nhẩm học thuộc lời chào tiếng Việt: “Chào mẹ Trâm”. Bà Doãn Ngọc Trâm cùng các con gái xuất hiện sau khung cửa máy bay, vẻ mệt mỏi hiện trên nét mặt sau chuyến bay dài nhưng tất cả đều cười rạng rỡ... Bà Trâm sắp được chạm tay vào cuốn nhật ký của con gái mình.

r5ufGcVH.jpgPhóng to
Bà Trâm áp cuốn nhật ký - kỷ vật của con vào tim
TT - Chiều 4-10, Steve Maxner, PGĐ Trung tâm Việt Nam thuộc ĐH Texas Teach University, chọn bó hoa đẹp nhất trong bốn bó hoa được chuẩn bị sẵn, đứng đợi trước lối ra sân bay thành phố Lubbock, bang Texas (Mỹ), miệng lẩm nhẩm học thuộc lời chào tiếng Việt: “Chào mẹ Trâm”. Bà Doãn Ngọc Trâm cùng các con gái xuất hiện sau khung cửa máy bay, vẻ mệt mỏi hiện trên nét mặt sau chuyến bay dài nhưng tất cả đều cười rạng rỡ... Bà Trâm sắp được chạm tay vào cuốn nhật ký của con gái mình.

Phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt để chứng kiến giây phút tuyệt vời đó.

Từ nhiều ngày nay, Steve Maxner liên tục cung cấp thông tin và trả lời điện thoại cho các hãng tin về chuyến thăm Mỹ của bà Trâm và các con gái. Anh cũng chuẩn bị cuộc họp báo rất chu đáo.

Sáng 5-10, nhiều nhà báo của Lubbock Journal, Texas Tech Toreador, ABC, NBC, CBS, Fox… đã có mặt tại Trung tâm Việt Nam để được chứng kiến bà Doãn Ngọc Trâm chạm tay vào cuốn nhật ký của con gái Thùy Trâm.

Nhìn thấy bà Trâm cùng các con gái bước vào phòng họp báo, cô phóng viên Hãng AP thì thầm: “Trông bà thật tuyệt so với tuổi 81. Và những con gái của bà mới giống bà làm sao”.

Chị kể: “Tôi được biết câu chuyện này qua bộ phận báo chí của Trường đại học Texas. Tôi cho rằng đây là một sự kiện quan trọng”.

Con gái của mẹ

Đại diện của Trung tâm VN dẫn bà Trâm tới chiếc bàn trong phòng họp báo, trên đặt cuốn nhật ký và bức ảnh người con gái tươi cười đội nón lá. Nhận ra nét chữ thân thương, người mẹ sụp xuống trong nỗi xúc động lan tỏa khắp căn phòng.

“Tôi đã có câu trả lời cho câu chuyện của mình”

Ted Engelmann, cựu chiến binh, nhà nhiếp ảnh miệt mài thực hiện một dự án ảnh từ 37 năm nay về chiến tranh tại Mỹ, Hàn Quốc, Việt Nam và Úc. Anh từng dự định chụp bức cuối cùng tại TP.HCM vào đúng ngày 30-4-2005 để kết thúc dự án của mình.

Lúc 7g sáng 26-4, anh nhận cuộc điện thoại từ Hà Nội trong lúc đầu đau như búa bổ. Anh hối hả đặt vé máy bay. Hai ngày sau, những hình ảnh cuối cùng anh thu vào ống kính là hình ảnh gia đình Thùy Trâm thắp hương trước mộ con gái và người quản nghĩa trang liệt sĩ huyện Từ Liêm.

Gặp lại Ted ở Texas, anh nói: “Dường như có một sự dẫn dắt ngẫu nhiên nào đó khiến mọi kế hoạch của tôi bị đảo lộn. Khi bay ra Hà Nội, tôi hết đau đầu và trở nên sáng suốt. Tôi đã quyết định dùng những tấm ảnh chụp tại Hà Nội để kết thúc dự án của mình. Câu chuyện về chị Thùy sẽ được kể lại cùng với những hình ảnh. Và bằng những câu chuyện hình ảnh khác, tôi hi vọng cuốn sách của tôi sẽ mang lại điều gì đó ý nghĩa cho những người từng tham chiến, đặc biệt là người Mỹ. Họ có thể thấy rằng chiến tranh ở đâu cũng gây đau khổ như nhau”.

Ôm lấy nhật ký của con trong hai bàn tay, áp mặt vào những trang giấy, rồi ôm nó vào tim, bà khóc trong vòng tay run rẩy của các con Phương Trâm, Hiền Trâm và Kim Trâm.

Mặc cho ánh đèn flash chớp tắt và sự quấy rầy của ống kính máy quay, Thùy Trâm giờ đây là của riêng mẹ và các em. Cảm nhận được giây phút thiêng liêng, mọi phóng viên lùi ra xa, chừa lại một khoảng trống không tiếng động.

Kim Trâm thổ lộ: “Khi nhận được đĩa CD thì tôi nhận ra ngay đó là chữ viết của chị Thùy. Nhưng nay khi tận mắt nhìn thấy những dòng chữ nhòe nhòe trên trang giấy, tôi thấy như chị đã trở về”.

Trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên về cảm nghĩ khi nhìn thấy cuốn nhật ký, bà Trâm nói: “Tôi không tin đó là sự thật, 35 năm đã qua có rất nhiều thứ không còn tồn tại huống chi là một quyển nhật ký.

Tuy không tin, nhưng tôi cảm thấy là Thùy đang hiện về trước mặt tôi. Khi nhìn thấy cuốn nhật ký, tôi nhìn thấy con gái tôi rõ ràng trước mắt. Tôi muốn ôm lấy nó. Tôi đã có được con gái trở lại với mình”.

Bà đã ôm lấy Sarah Holmes, người bảo quản cuốn nhật ký của Thùy Trâm, dựa đầu vào vai chị, áp hai cuốn nhật ký nhỏ vào ngực và nói: “Đây là người bạn đã ở bên con gái tôi suốt thời gian qua”.

Thay mặt gia đình, Kim Trâm phát biểu trước báo chí: “Chúng tôi vô cùng xúc động khi được nhìn thấy kỷ vật của chị tôi, vô cùng xúc động khi được chứng kiến tình cảm quí vị ở đây đã dành cho chị tôi cũng như những người đã từng tham gia cuộc chiến tranh đau khổ.

Và chúng tôi mong rằng đây sẽ là một dịp để chúng ta gần nhau và hiểu nhau hơn, để cho thế hệ trẻ hiểu được cái giá của cuộc chiến tranh, đừng bao giờ để xảy ra chiến tranh nữa”.

Người Mỹ tiếp lửa

gskhYs58.jpgPhóng toBà Trâm và Sarah Holmes“Khi tôi tới, bà Trâm kéo tay tôi ngồi xuống cùng bà. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Ấn tượng đầu tiên về chị Trâm là chữ viết rất đẹp và sự khéo léo của chị.

Hai cuốn sổ nhỏ được khâu bằng chỉ, ngay ngắn và dễ lật giở. Đôi chỗ có vết mực nhòe do bị thấm nước. Tôi đã tự tay làm chiếc hộp đựng hai cuốn nhật ký.

Tôi dán cẩn thận hai bức tranh mà tôi tìm được trong nhật ký vào trong một album nhỏ, đó là bức ảnh hai đóa hồng vàng nhỏ xíu và một bức tranh cắt giấy rất khéo léo hình hai con chim hạnh phúc đậu trên cành hoa đào.

Chiếc hộp đựng nhật ký có thể chống lại ăn mòn và nước, bảo vệ cho những trang nhật ký hàng trăm năm không hỏng”.

“Chuyến đi tìm đến với cuốn nhật ký của mẹ Trâm là câu chuyện mà bất kỳ bà mẹ nào trên thế giới cũng có thể hiểu được. 30 năm trước đây, chúng ta thuộc về hai phía khác nhau trong cuộc chiến.

Sự thật là dù ở phía nào thì con người cũng phải chịu đựng gian khổ và đắng cay. Chúng ta cần phải cố gắng hết sức để truyền đạt tới cho thế hệ trẻ.

Tôi muốn các sinh viên của tôi gặp những người bạn VN để họ hiểu nhau hơn, họ sẽ trò chuyện và không bao giờ phải lăm lăm thứ vũ khí M16 trong tay.

Tất cả những điều chúng ta đang làm là để xây dựng cho một tương lai tươi sáng của hai đất nước chúng ta. Chuyến đi của mẹ Trâm là một việc làm như vậy”.

Hai tờ báo lớn của Mỹ là San Diego Tribune và USA Today không kịp cử phóng viên đến tận nơi nên đã xin phép gia đình phỏng vấn qua điện thoại đường dài. Phóng viên San Diego Tribune nói rằng anh thường xuyên theo dõi tin tức về cuốn nhật ký qua báo chí VN.

Còn phóng viên USA Today hẹn phỏng vấn Fred và câu chuyện về cuốn nhật ký dự kiến sẽ được dành chỗ trên số báo đầu tuần.

Hẳn trong bài báo đó sẽ có chỗ trang trọng cho lời lý giải của bà Trâm với câu hỏi của USA Today qua điện thoại về việc vì sao cuốn nhật ký được nhiều người VN quan tâm: “Những lời văn câu viết có ảnh hưởng nhiều đến các thế hệ khác nhau.

Đối với người trẻ, tuy là hai thế hệ khác xa nhau nhưng chúng tôi đều là người VN, truyền thống văn hóa VN vẫn thế. Có thể sẽ có những lúc thanh niên lãng quên đi, chưa nghe nhiều, chưa biết nhiều về quá khứ thì qua những lời này, họ sẽ biết được quá khứ và có sự đồng cảm với chị Trâm.

Vì thế quyển nhật ký được rất nhiều người hưởng ứng, những người có tuổi như thấy mình trong đó, những người trẻ sẽ biết rõ cách sống của ngày xưa như thế nào và có những suy nghĩ tích cực, có người đã đi cai nghiện ma túy, hoặc những người mất phương hướng giờ đã biết bắt đầu cuộc sống”.

Phóng viên Hãng truyền hình ABC cũng rất xúc động về câu trả lời của bà Trâm với câu hỏi của anh: “Bà muốn những người trên thế giới biết gì về con gái bà?”.

“Tôi muốn các bạn trên thế giới hiểu rõ người VN hơn, biết được rằng người VN cũng có những tình cảm giống như các dân tộc khác trên thế giới. Vì Thùy Trâm là người mẫn cảm nên tình cảm của nó rộng lớn hơn, vì nó ở trong một gia đình tràn ngập yêu thương nên tình thương ấy sẽ tỏa ra tới tất cả mọi người, không kể chủng tộc, không kể bạn thù”.

Ngay trong buổi chiều 5-10, tin tức về chuyến đi của gia đình đã được phát sóng trên các kênh truyền hình địa phương. Hãng CNN gọi điện tới Trung tâm VN nhờ chuyển lời xin phép tới gặp gia đình vào dịp cuối tuần.

Nguyện vọng của gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm là để cuốn nhật ký nằm ở Trung tâm VN trong điều kiện bảo quản tốt nhất. Trung tâm sẽ luôn tạo điều kiện để bè bạn khắp nơi có thể đến và đọc.

Ngày thứ sáu, 7-10, bà Trâm cùng các con gái sẽ tới thăm gia đình cựu chiến binh Fred Whitehurst ở Bethel, North Carolina và thăm mẹ của anh. Cuốn nhật ký đã dẫn dắt họ theo một hành trình gần như khép kín, chỉ còn thiếu Nguyễn Trung Hiếu - người phiên dịch năm xưa.

Và đó cũng là nhiệm vụ nặng nề của phóng viên Tuổi Trẻ trong chuyến đi dài này: tìm gặp cho được người thượng sĩ quân đội Sài Gòn năm xưa, người đã ngăn không cho binh lính Mỹ đốt cuốn nhật ký của chị Trâm bởi vì “trong nó đã có lửa rồi”.

Dưới đây là những hình ảnh xúc động của chuyến đi này:

PK1iww3O.jpgPhóng to 8ap3V0y1.jpg
Steve Maxner, phó GĐ Trung tâm VN tại ĐH Texas ra đón gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm tại sân bay Bà Doãn Ngọc Trâm trả lời phỏng vấn của hãng truyền hình địa phương
L4d62gBS.jpgPhóng to lSlgmw2N.jpg
Bà Doãn Ngọc Trâm không thể kìm được nước mắt, những giọt nước mắt mà không bút mực nào có thể diễn tả hết nỗi lòng của người mẹ với quyển nhật ký của con gái mình...
 Sarah Holmes (người bảo quản cuốn nhật ký Thùy Trâm)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên