Phóng to |
Anh Đoàn Phước Triệu - Ảnh: Yến Trinh |
Anh ngồi xe lăn. Anh nói cuộc đời anh đã vĩnh viễn thay đổi sau tai nạn giao thông làm gãy cột sống cách đây chín năm.
Sống lại
Học đàn hát Nhờ những “đồng nghiệp” chỉ cách bán, cách mời khách, có ngày anh bán được 60 tờ. Rồi anh mua được chiếc xe lăn dành cho người chuyên đi bán vé số có ba bánh và mái che trên đầu. Cuộc sống tạm ổn khiến anh nhớ những ngày tham gia văn nghệ mỗi khi có diễn ca nhạc, đám tiệc dưới quê. Nỗi nhớ này khiến anh dành ra mỗi tháng mấy trăm ngàn đồng mời một thầy giáo dạy đàn cho mình. Chừng hai năm sau anh đã đàn hát khá rành. |
Anh tên Đoàn Phước Triệu, 32 tuổi. Trước năm 2004, anh có cuộc sống bình yên ở quê nhà tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Mồ côi cha từ nhỏ, anh sống với mẹ và ba người chị. Rồi lần lượt mấy chị đi lấy chồng, anh mở quán cà phê nhỏ bán buôn nuôi mẹ và cưu mang đứa cháu gái do chị mình không đủ khả năng nuôi nấng. “Tới năm 22 tuổi, tôi đi thi bằng lái xe về thì bị tai nạn giao thông. Tỉnh dậy trong Bệnh viện Chợ Rẫy, tôi biết hai chân không còn cử động được”.
Sau khi ra viện, anh và mẹ thuê nhà trọ ở Sài Gòn. Anh nhớ lại: “Dù mẹ rất lo cho tôi nhưng tôi thấy mình quá thừa thãi, chẳng biết sống để làm gì khi mỗi ngày thức dậy không thể tự bước đi, chỉ nằm nhìn bốn bức tường. Nhưng gần chỗ tôi ở có mấy sư thầy hay tụng kinh nói cho tôi nghe về lý do tồn tại ở đời. Sư nói nếu tôi chấm dứt sự sống bây giờ chỉ khổ cho người ở lại...”.
Ít lâu sau, anh mua chiếc xe lăn rồi nhờ đứa cháu đẩy đi loanh quanh. Hôm sau anh đi lấy 20 tờ vé số và bắt đầu chuỗi ngày đi bán.
Giấc mơ
Anh dành dụm tiền mua đàn bằng cách mỗi ngày bỏ ống heo 10.000 đồng. Những ngày đó, trong căn phòng trọ tồi tàn, anh say sưa đàn hát cho mẹ và cháu gái nghe. “Kỳ lạ là khi cất lên lời ca, tôi thấy cuộc đời đáng quý và những nỗi đau cũng chẳng còn hành hạ tôi nữa” - anh nói.
Năm 2010, sau sáu năm dành dụm, anh mua được cây đàn guitar hơn 3 triệu đồng. Đó là cây đàn nhỏ màu gỗ sậm láng bóng mà anh đeo vòng qua vai đàn hát cho mọi người nghe. Anh giữ gìn nó như báu vật đời mình.
Có đàn, anh chuyển qua chạy xe bằng điện bình sạc. Anh cũng “sắm” luôn cái loa và ampli, thêm micro gắn phía trước để hát. Kiếp rong ca của anh bắt đầu. Mỗi ngày anh đi nhiều hơn, từ Q.Bình Thạnh qua tận Q.8, Q.11 để bán. Anh cho biết: “Từ lúc có đàn, tôi bán được ngày khoảng trăm tờ. Nhiều người thích nghe tôi đàn, có những người ngồi uống bia kêu tôi vô đàn cho họ hát rồi họ bao luôn vé số”.
Anh nói lâu nay anh hay ghé nhà sách để mua sách nhạc về học thêm nhạc lý. Anh thuộc nhiều nhạc Trịnh, Ngô Thụy Miên, Tuấn Khanh... Toàn những bài buồn như chính cuộc đời anh. Anh cất tiếng hát: “Hãy yêu ngày tới, dù quá mệt kiếp người. Còn cuộc đời ta cứ vui” (Để gió cuốn đi - Trịnh Công Sơn) trước khi cho tôi biết giấc mơ lớn nhất của đời anh: trở thành người dạy đàn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận