10/08/2013 04:36 GMT+7

Giáo dục sớm là cần thiết

TRẦN THANH
TRẦN THANH

TT - Từ bài viết “Ảo vọng thần đồng”, tôi muốn chia sẻ đôi điều với quý độc giả. Bản thân tôi cho rằng giáo dục sớm là cần thiết, đó là một công cuộc cần sự đầu tư và nghiên cứu nghiêm túc của các ông bố bà mẹ hiện đại.

Lâu nay, chúng ta vẫn băn khoăn với việc nên để trẻ em phát triển tự nhiên theo chuẩn mà các tổ chức y tế đưa ra, hay nên can thiệp để đẩy quá trình đó diễn ra sớm hơn. Quan niệm đẩy nhanh quá trình phát triển thường gặp phải sự phản ứng từ nhiều bậc cha mẹ vì họ cho rằng điều đó gây ra rất nhiều hậu quả có hại cho sự phát triển của con trẻ. Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng những hậu quả xấu đó thường xuất phát từ các trường hợp cha mẹ cố ép con trẻ theo những mong muốn của mình, bất chấp mong muốn của bé.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu thành tựu tiềm năng con người tại Philadelphia, Mỹ, đã đưa ra ba kết luận đáng kinh ngạc.

- Thứ nhất, não bộ con người càng phát triển nếu được sử dụng càng nhiều.

- Thứ hai, năng lực của con người hình thành bắt đầu từ việc não bộ tiếp nhận các kích thích từ môi trường, đó chính là năng lực giúp loài người tiến hóa liên tục, không phải như mọi người vẫn thường quan niệm, đến tuổi nào con người sẽ có được năng lực đó.

- Thứ ba, giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn hoàng kim của một đời người, khi đó các bé sở hữu một năng lực học hỏi và ghi nhớ siêu việt.

Năng lực này sẽ giảm dần khi tuổi lớn dần. Đó cũng là cơ sở để đúc kết rất nhiều phương pháp giáo dục sớm trẻ em hiện nay. Vì thế, chúng ta cần thiết phải đánh giá lại quan điểm của mình về việc giáo dục con cái.

Chúng ta thường cho rằng những trẻ có biểu hiện vượt trội về trí tuệ so với lứa tuổi, mà chúng ta vẫn gọi là thần đồng hay thiên tài, là do nguyên nhân bên trong của bé, bỏ qua hầu hết những suy xét nghiêm túc các nguyên nhân từ môi trường tự nhiên, xã hội và môi trường giáo dục mà cha mẹ tạo ra cho bé. Song, phải chăng cần nhìn nhận sự thiếu thời gian dành cho con trẻ mới chính là nguyên nhân các vấn đề giáo dục sớm cho con trẻ bị xem nhẹ?

Xã hội đương đại đã trao cho cha mẹ - xin nhấn mạnh chính cha mẹ - quyền được làm người thầy đầu tiên và suốt đời của con mình trong mọi lĩnh vực, từ chuyện dạy con kỹ năng sống đến kiến thức khoa học. Quyền được giáo dục trẻ không chỉ phụ thuộc ngành giáo dục, vào những người thầy người cô được đào tạo bài bản. Nếu bậc cha mẹ nào biết nắm lấy cái quyền thiêng liêng đó sẽ biết cách giúp con phát huy những tiềm năng mà tạo hóa đã trao, trở thành những công dân có tri thức, bản lĩnh, trách nhiệm với cuộc sống của bản thân và cộng đồng.

Và không phải bậc làm cha làm mẹ nào cũng sẵn sàng tiếp nhận sứ mệnh cao quý đó!

TRẦN THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    \u201c\u1ea2o v\u1ecdng th\u1ea7n \u0111\u1ed3ng\u201d, t\u00f4i mu\u1ed1n chia s\u1ebb \u0111\u00f4i \u0111i\u1ec1u v\u1edbi qu\u00fd \u0111\u1ed9c gi\u1ea3. B\u1ea3n th\u00e2n t\u00f4i cho r\u1eb1ng gi\u00e1o d\u1ee5c s\u1edbm l\u00e0 c\u1ea7n thi\u1ebft, \u0111\u00f3 l\u00e0 m\u1ed9t c\u00f4ng cu\u1ed9c c\u1ea7n s\u1ef1 \u0111\u1ea7u t\u01b0 v\u00e0 nghi\u00ean c\u1ee9u nghi\u00eam t\u00fac c\u1ee7a c\u00e1c \u00f4ng b\u1ed1 b\u00e0 m\u1eb9 hi\u1ec7n \u0111\u1ea1i." />