Không nên định kiến với người đồng tínhBộ Y tế ủng hộ kết hôn đồng tính
Phóng to |
Những người đồng tính trong bộ ảnh The pink choice của Maika Elan (Nguyễn Thanh Hải) |
* PGS.TS Nguyễn Viết Tiến (thứ trưởng Bộ Y tế):
Đề xuất cho phép kết hôn đồng tính
Năm 1990, Tổ chức Y tế thế giới đã loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Đứng ở góc độ y tế thì đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (gọi chung là người đồng tính) không phải là một loại bệnh. Vì vậy y học không thể can thiệp, cũng không thể chữa khỏi.
Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình quy định những trường hợp cấm kết hôn, trong đó khoản 5 quy định cấm kết hôn “giữa những người cùng giới tính”.
Tại sao pháp luật lại quy định như vậy? Là vì những người cùng giới tính kết hôn với nhau thì đi ngược lại truyền thống đạo đức, trái với tự nhiên, không phù hợp với chức năng của gia đình là duy trì nòi giống hay vì lo ngại rằng nếu pháp luật cho phép kết hôn đồng tính có thể kéo theo nhiều hệ lụy, như việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính. Việc được hai người đồng tính nuôi dưỡng có thể ảnh hưởng đến nhận thức, tâm sinh lý của đứa trẻ được nhận nuôi. Hôn nhân đồng giới sẽ dẫn đến nhiều thay đổi như sự biến mất của định nghĩa “cha”, “mẹ” trong Luật dân sự, sẽ kích thích các cặp đồng tính sử dụng phương pháp mang thai hộ (phương pháp này bị pháp luật VN cấm).
Đứng ở góc độ quyền con người thì người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Đứng ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, khám bệnh, chữa bệnh, khai sinh, khai tử, kết hôn..., có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội. Hiện nay chưa có nghiên cứu chính xác về số lượng người đồng tính tại VN. Đồng tính vẫn chưa được xã hội và pháp luật VN thừa nhận. Do vậy, rất nhiều người đồng tính thường không công khai giới tính thật của mình vì họ sợ sự kỳ thị, xa lánh từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Nhiều người đồng tính sống dưới một vỏ bọc khác, không sống thật với giới tính của mình. Sự lừa dối này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho những người trong cuộc.
Vấn đề kết hôn giữa những người đồng tính là một vấn đề thực tế diễn ra phổ biến, công khai hiện nay. Việc quy định cho phép kết hôn hay không cần phải được điều tra, phân tích, đánh giá, cân nhắc để có đủ cơ sở khoa học khi đưa vào luật. Bên cạnh đó cũng cần cân nhắc, đánh giá các yếu tố xã hội khi quy định nội dung này vào trong luật.
Đề xuất: cho phép kết hôn đồng tính vì đó là quyền được sống thật với gì mình có - đó là quyền con người.
Phóng to |
Nguyễn Hải Yến (phải) và H. đang chờ ngày pháp luật công nhận hôn nhân đồng giới để tránh những tổn thương - Ảnh: T.L. |
* Viện Nghiên cứu thanh niên (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh):
Xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới
Mặc dù không được pháp luật thừa nhận, trên thực tế người đồng tính, song tính, chuyển giới vẫn chung sống với nhau như vợ chồng. Điều này làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để phân định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đó.
Chúng tôi cho rằng cần phải bổ sung trong Luật hôn nhân và gia đình phần điều chỉnh về hôn nhân đồng tính nhằm đảm bảo tính nhân bản, công bằng và bình đẳng trong công nhận, thực hiện và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình.
Đề nghị Luật hôn nhân và gia đình xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới, cho phép những người đồng giới tính kết hôn với nhau, tuy nhiên cần có những quy định cụ thể. Luật pháp không nên can thiệp vào việc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, đồng thời cần quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên cùng giới tính trong quan hệ chung sống như vợ chồng theo giải pháp quy định về việc chung sống như vợ chồng giữa những người khác giới.
* Viện Khoa học kiểm sát (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao):
Luật không nên cấm
Để bảo đảm quyền con người, luật không nên quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Tuy nhiên cần cân nhắc một số hệ lụy. Nếu thừa nhận hai người cùng giới tính là vợ chồng thì họ có quyền được nhận nuôi con nuôi và đứa trẻ lớn lên trong một gia đình như vậy sẽ khó tránh khỏi bị định hướng sai lệch về giới tính, về chức năng của từng loại giới tính. Tình trạng này nếu được nhân rộng ra là hết sức có hại.
Chúng tôi cho rằng luật không nên can thiệp vào việc chung sống giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên, cần bổ sung quy định trường hợp người cùng giới tính có quan hệ chung sống có yêu cầu ly hôn thì tòa án không công nhận họ là vợ chồng.
Bảng tóm tắt pháp luật đối với người đồng tính, song tính
Quyền<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Tình trạng
Hành vi tình dục cùng giới
Hợp pháp
Tổ chức lễ cưới
Hợp pháp
Chung sống không đăng ký
Không hợp pháp
Chung sống có đăng ký (như một số nước)
Không quy định
Hôn nhân cùng giới
Không hợp pháp
Con nuôi chung của cặp cùng giới
Không hợp pháp
Mang thai hộ
Không hợp pháp
Kết hôn với người nước ngoài mà quốc gia người đó cho phép kết hôn cùng giới
Không hợp pháp
Công nhận việc kết hôn với người cùng giới đã được tiến hành ở nước ngoài
Không hợp pháp, có ngoại lệ
Phòng chống bạo lực gia đình
Không quy định
Giáo dục về xu hướng tính dục trong nhà trường
Không quy định
Người đồng tính tham gia trong quân đội
Hợp pháp
Hiến máu của người đồng tính
Hợp pháp
Có luật chống kỳ thị
Không quy định
Nguồn: Lương Thế Huy (cán bộ pháp lý của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường - ISEE)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận