Hãy nhìn nhận đồng tính là bình thường
Đồng thời, Tuổi Trẻ Online cũng nhận được email của một phụ huynh với nội dung: “Tôi có con gái đang học lớp 12, gần đây cháu có quan hệ tình cảm với bạn cùng giới học lớp 11. Tôi hỏi, cháu xác nhận và khẳng định "không thể xa nhau được nữa". Xin bác sĩ cho biết bệnh này có chữa khỏi không? Địa chỉ chữa bệnh này?” (bame…@yahoo.com)
Lá thư tuy ngắn, nhưng cũng đủ hình dung bao trăn trở của vị phụ huynh này. Vậy, đồng tính nam hoặc nữ có phải là bệnh? Có thể chữa khỏi không? Trả lời vấn đề này, TS.BS Lê Thúy Tươi cho biết:
Phóng to |
Ảnh minh họa: LAP |
Cùng lúc đọc lá thư của bạn đọc bame…@yahoo.com, tôi nhận được điện thoại của một chị ở Cần Thơ “xin chữa bệnh đồng tính cho cháu gái”, một anh ở Bình Thuận than “vợ chồng sống với nhau đã có một mặt con, nay cô ấy bỏ đi sống chung với bạn gái, không đoái hoài gì đến cha con tôi”. Cách đây 10 năm, dư luận xã hội ồn ào về chuyện đồng tính nam thì nay lại xuất hiện một đợt sóng ngầm về đồng tính nữ. Thế thì đồng tính nữ có thật không, hay đó chỉ là tình cảm nhất thời? Câu trả lời là “có” và “không”.
Còn một kiểu “giả” nữa, cái này chẳng ăn nhập gì với giới tính. Vì tâm đầu ý hợp, vì ngưỡng mộ, ích kỷ, sợ mất bạn, một số cô cậu mới lớn có kiểu sở hữu tuyệt đối bạn đồng giới (ngẫu nhiên) rồi hiểu lầm là đồng tính - BS Đỗ Minh Tuấn |
Tại sao tôi lại có câu trả lời “ỡm ờ” như vậy? Bởi trong các trường THPT, việc các nữ sinh “yêu” nhau không còn xa lạ. Nhiều cô gái bị nhiễm phim ảnh, internet cho rằng đó là “hiện đại”. Có cô bị “bồ đá”, tìm đến một bạn gái để có người chia sẻ, hai người kể đủ thứ xấu của tụi con trai, nổi máu hận thù, từ đó cặp kè với nhau trước mặt tụi con trai như tuyên bố “chúng ta không thèm chơi với thứ con trai bạc tình nữa”.
Trong lớp có vài cặp yêu đương như thế, một số cặp khác làm theo. Khi “căn bệnh” đến lúc trầm kha, nếu cha mẹ phát hiện thì họ thường trả lời một câu giống nhau là “không thể xa nhau được”.
Số còn lại thấy tình cảm kiểu này cũng hay hay, lại không bị cha mẹ nghi ngờ như tình yêu trai gái nên cũng “yêu” bạn cùng giới. Tuy nhiên, nếu đã sa đà vào tình yêu đồng giới thì chính các cô gái không xác định được thật giả, không biết đó là cảm xúc nhất thời hay đó là xu hướng tình dục thật sự của mình.
Họ bị khủng hoảng tâm lý và đang tuổi đi học thì khủng hoảng tâm lý sẽ kéo theo bê trễ chuyện học hành. Nếu các bậc phụ huynh làm lớn chuyện, chia cắt họ thì càng nguy hiểm bởi đây là lứa tuổi ưa nói ngược, hành động ngược. Các bạn trẻ sẵn sàng phản ứng bằng cách bỏ nhà ra đi, thuê nhà trọ chung sống để chứng tỏ đó là tình yêu duy nhất.
Vậy đâu là đồng tính nữ thật? Tiếng Anh gọi các bạn nữ đồng tính là lesbian. Con gái dậy thì, hoóc môn buồng trứng tiết ra khiến bạn trở thành thiếu nữ với những đường cong tuyệt đẹp. Cùng lúc ấy là “ham muốn” xuất hiện, tuy nhiên các bạn gái trẻ ấy chỉ thích ngắm nhìn và xúc động mỗi khi nhìn bạn cùng giới, với các bạn trai thì dửng dưng.
Đa số các đồng tính nữ đều kín đáo. Họ sợ gia đình, bạn bè và nhà trường biết. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thời trang và cung cách trong giới đồng tính nữ, bạn có thể nhận ra. Một bên “em” thì yểu điểu, ăn mặc diêm dúa’ bên “anh” là thời trang “unisex”, mặc đồ giống con trai, cắt tóc ngắn và đi đứng mạnh mẽ. Có bao nhiêu người lesbian thật? Theo ước tính ở các nước thì chỉ có khoảng 1,5%, chưa tới ½ so với con số 4% của giới gay (ở nước ta chưa có con số thống kê cụ thể).
Nếu là lesbian thật thì có thuốc chữa không? Tiếc là phải thưa với các ông bố, bà mẹ là “không” bởi đồng tính muốn nói tới xu thế tình dục, nên dù chụp MRI cũng không thấy có tổn thương trên não hay bất cứ vùng nào. Nếu đến 20 tuổi, cô gái vẫn chỉ yêu người đồng giới thì gia đình nên có thái độ chấp nhận. Cô gái sẽ cảm thấy hạnh phúc nếu được gia đình và xã hội đối xử công bằng, yêu thương.
Khi con cái nhận mình đồng tính, phụ huynh cần phân định: con đồng tính thật hay giả: • Nếu thật, tức bẩm sinh, thì không có cách chữa, ít ra đến thời điểm này. Việc cần làm của các bậc phụ huynh là chấp nhận (tuy không dễ) và giảm thiểu tối đa hệ lụy nếu có. Chẳng hạn, trên nền “đã rồi”, bạn khuyên bảo con tránh để “tình cảm” ảnh hưởng học hành, tránh những hành vi xốc nổi… • Trường hợp thứ hai gọi là giả, vì có một số bạn trẻ tạm thời rơi vào tình trạng lẫn lộn, lạc đường giới tính, vì nhiều lý do như sống khép kín, bị cưỡng ép (bị bắt ăn mặc, sinh hoạt như trai hoặc gái) hoặc sống trong môi trường “một bề” toàn nam hay nữ thời gian dài. Nếu đúng thì đây là cơ hội để bạn giúp con gái mình. Có nhiều cách, tựu trung là gắng hướng con về phía người khác phái. Tạo điều kiện cho con hít thở một bầu không khí (sách báo, phim ảnh, giao tiếp…) có hình bóng nam nhi hơn. Mọi sự cần kiên nhẫn, khéo léo; tránh áp lực, đe nẹt, gấp gáp, sốt ruột. Đây là lỗi hay gặp của các phụ huynh muốn con mình “đằng sau quay” ngay lập tức. Như đã nói, do trời sinh thì hấp tấp cũng không giải quyết được, nếu do nhầm đường thì nắn chỉnh đúng cách cộng với thời gian thì ngã rẽ chính đạo sớm muộn cũng hiện ra. Sẽ là con đường dài và gian nan trước mắt đối với các phụ huynh trong việc giúp con hiểu rõ bản thân mình. Phương kế, việc dạy việc, dần rồi cũng sáng ra, cái khó của bạn có lẽ là thái độ. Nếu cần, có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý. Còn việc điều chỉnh hoóc môn hầu như không có kết quả; phẫu thuật chuyển giới xét kỹ chỉ là chiều theo giới tính hiện hữu chứ không phải điều trị. |
Nếu biết con bạn là đồng tính, bạn sẽ:
La mắng con: "Trời ơi, đó là thứ ô nhục, rác rưởi"Cảm thấy tủi nhục, nhưng lặng câm chịu đựngSốc, nhưng sau đó tìm hiểu vấn đề này để chia sẻ với conCảm thấy bình thường, ủng hộ chuyện tình cảm của conÝ kiến khác
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận