21/09/2008 02:30 GMT+7

Thôi là hết, anh đi đường anh...

THẢO VY (Theo Wikihow)
THẢO VY (Theo Wikihow)

TTO - Lâm vào hoàn cảnh bị đoạn tình dứt nghĩa, ai mà chẳng đau lòng. Vì thế, khi quyết định chia tay ai đó, bạn nên thật tế nhị hầu giảm thiểu nỗi đau của người đã một thời yêu thương gắn bó với mình.

dej1EI10.jpgPhóng to
Khi quyết định chia tay ai đó, bạn nên thật tế nhị hầu giảm thiểu nỗi đau của người đã một thời yêu thương gắn bó với mình - Ảnh minh họa
TTO - Lâm vào hoàn cảnh bị đoạn tình dứt nghĩa, ai mà chẳng đau lòng. Vì thế, khi quyết định chia tay ai đó, bạn nên thật tế nhị hầu giảm thiểu nỗi đau của người đã một thời yêu thương gắn bó với mình.

1. Chắc chắn rằng mình thật sự muốn chia tay:

Không nên dọa chia tay để gây áp lực mỗi khi tranh cãi. Nếu bạn chưa thật sự muốn chia tay, chớ đe dọa người yêu như thế, còn nếu lòng đã quyết, đừng kéo dài nữa mà làm gì. Có nhiều người phải chịu đau khổ trong nhiều năm vẫn không can đảm đặt vấn đề chia tay với người kia. Khi bạn đã quyết chia tay, hãy thảo luận vấn đề với nhau cởi mở, thẳng thắn và hoàn toàn không tỏ vẻ đe dọa.

2. Không đơn phương quyết định và quyết định khi đang giận:

Dù tức giận đến độ muốn bỏ đi ngay, nhưng trước khi bỏ đi, bạn nên cho người ấy biết: “Em cần bình tĩnh. Em sẽ trở lại nói tiếp chuyện của chúng ta sau...” thay vì “Em đi đây”.

Nếu cần góp ý, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ những người bạn có kinh nghiệm, cha mẹ và cả những chuyên viên tư vấn hôn nhân-gia đình. Từng trải và sáng suốt, họ hoàn toàn có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.

3. Chọn thời điểm thích hợp:

Chọn thời điểm và không gian thích hợp để hai người có đủ thời gian và cảm giác thoải mái khi thảo luận. Chẳng hạn không đặt vấn đề nhạy cảm này ra khi người ấy sắp trải qua một cuộc thi cử quan trọng hay chuẩn bị đến cơ quan làm việc.

4. Quyết không chùn bước:

Ắt bạn không khỏi đau lòng và lưỡng lự khi thấy người ấy lộ vẻ sững sờ, đau khổ. Tuy nhiên, một khi đã quyết định, bạn cần phải kiên quyết.

Nếu thấy khó nói trực tiếp, bạn có thể sử dụng điện thoại. Phương cách này chủ yếu tránh cho bạn khỏi phải bối rối trước nỗi đau của người ấy.

5. Chuẩn bị ứng phó tình thế xấu nhất:

Thông thường, người ấy sẽ phản ứng với tâm trạng giận dữ hoặc ngạc nhiên. Nếu người ấy trở nên hung dữ, mất tự chủ, bạn cho biết chỉ tiếp tục câu chuyện khi người ấy lấy lại bình tĩnh, nhưng nhấn mạnh là bạn đã dứt khoát.

Nếu bị chất vấn, bạn hãy trả lời thành thật và thẳng thắn. Dối quanh chỉ tổ gây thêm bực dọc. Nếu chưa sẵn sàng trả lời cho các câu hỏi, bạn có thể khất lại một thời gian, tốt nhất là vài ngày sau.

6. Định ra những giới hạn cụ thể:

Một khi đã bắt đầu đề ra các giới hạn cụ thể trong quan hệ giữa hai người, hãy vẫn cư xử lịch sự nhưng cứng rắn, tỏ rõ sự cương quyết không điều đình, thương thảo gì thêm.

Hãy xem sự tan vỡ tình cảm như một dịp để tích lũy thêm kinh nghiệm sống.

Vài lời khuyên thực tiễn dành cho bạn

1. Giữ bình tĩnh. Đừng to tiếng đáp trả dù người kia to tiếng trước. Có thể bỏ ra ngoài và đợi người ấy lắng dịu xuống.

2. An ủi nếu người ấy cần. Tuy nhiên nên ghi nhớ câu “Bỏ thì thương, vương thì tội”. Do đó, thương thì thương nhưng phải dứt khoát.

3. Đừng dài dòng rắc rối. Đừng liệt kê ra cả lô lý do để giải thích tại sao bạn phải dứt áo ra đi. Tuy thế, chỉ đề cập lý do chính, chẳng hạn như: “Về căn bản, chúng ta không hợp nhau”, hay: “Anh dường như không ủng hộ công việc em đang làm nhưng em không muốn thay đổi con đường sự nghiệp mình đã chọn...”, hoặc: “Anh muốn có con nhưng em thì không muốn...”. Không cần tranh cãi hay biện minh cho lý lẽ của mình, điều quan trọng là giữ chính kiến.

4. Đừng chơi xấu hay phớt lờ người ấy trước khi chính thức nói lời chia tay. Nếu thật sự muốn “đường ai nấy đi”, bạn nên cắt đứt sớm, không để dây dưa.

THẢO VY (Theo Wikihow)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên