15/01/2006 07:15 GMT+7

Anh ấy ghen... tức là anh ấy yêu tôi?

NHÀ TÂM LÝ GIÁO DỤC
NHÀ TÂM LÝ GIÁO DỤC

TTCN - Đây rõ ràng là một suy nghĩ khá phổ biến trong những đôi lứa đang yêu nhau. Ghen không phải là một cách thể hiện tình yêu. Đúng hơn, ghen thể hiện một sự thiếu tự tin, thậm chí nó là một cách phá hủy dần tình yêu.

Bạn trẻ & tình yêu

Điều này xem ra thật hiển nhiên trong những trường hợp ghen mang tính... bệnh hoạn (một sự tra tấn về mặt tình cảm và tính dục) khi ghen bộc lộ một nhu cầu muốn hành hạ người khác, muốn “hủy diệt” người khác. Cụ Nguyễn Du xưa đã mô tả:

Làm cho nhìn chẳng được nhau. Làm cho đày đọa cất đầu chẳng lên.Làm cho trông thấy nhãn tiền. Cho người tham ván bán thuyền biết tay.

Cái ghen của Hoạn Thư đã làm tan nát trái tim Thúc Sinh và Thúy Kiều. Có nhà tâm lý nói rằng trong mối quan hệ ấy đã có “sự hiện diện của sự chết”. Nhưng ngay trong những trường hợp ghen bình thường thì ở đó cũng có một thứ “nhà tù” trong đó đang “nhốt” một nỗi sợ hãi và sự ham muốn áp chế, thống trị người khác chính là để... chế ngự nỗi sợ hãi ấy.

Thế nhưng, ai cũng nói rằng người ta chỉ ghen khi yêu nhau...

Đúng là nhiều người còn suy nghĩ như vậy thật. Sai lầm này thậm chí còn đến mức một số người cho rằng nhất thiết phải thể hiện sự ghen tuông và sự sở hữu của mình mới chứng tỏ được rằng như thế là mình đang yêu. Thật ra sự ghen tuông chỉ là một thứ ảo ảnh: đó là sự sợ hãi mình không là người duy nhất trong trái tim người khác.

Sự sợ hãi này có nguồn gốc từ thời thơ ấu. Đứa trẻ luôn bị dằn vặt giữa việc nó muốn độc quyền tình cảm của người mẹ và thực tế là mẹ nó không thể giữ được lời hứa này. Một số nền văn hóa còn đưa sự ghen tuông lên hàng một đức hạnh, một bằng chứng, một nhân tố của tình yêu. Thật ra những nền văn hóa ấy thường là muốn đề cao sự thống trị, sự sở hữu và quyền lực của người đàn ông đối với người đàn bà mà thôi.

NHÀ TÂM LÝ GIÁO DỤC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên