Ra mắt sách của thần đồng văn học Nga Mikhail SamarskyCầu vồng cho những trái tim đang sốngMikhail Samarsky: "Tôi nguyện suốt đời giúp đỡ người khiếm thị"
Phóng to |
Học sinh Trường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM tặng vòng tay do các em kết cho Mikhail Samarsky (bìa trái) - Ảnh: Trần Hoa |
Học sinh khiếm thị tại TP.HCM tặng chú chó Trison cho Mikhail Samarsky (bìa phải) - Ảnh: Trần Hoa |
Tại buổi giao lưu, Mikhail Samarsky kể cho các học sinh Trường Nguyễn Đình Chiểu về cảm hứng và quá trình cậu viết nên hai cuốn sách Cầu vồng trong đêm - Cho những trái tim đang sống và Cầu vồng trong đêm - Công thức thiện tâm.
Mikhail Samarsky cho biết, hè năm 12 tuổi, cậu tình cờ gặp một sinh viên mù trong công viên và được nghe kể về câu chuyện cuộc đời người sinh viên ấy. Xúc động trước câu chuyện, Mikhail Samarsky quyết tâm bịt mắt trong vòng 3 ngày với mong muốn được sống, và hiểu cuộc đời của người khiếm thị.
Trong ba ngày đó, Mikhail Samarsky với đôi mặt bịt kín đã làm tất cả mọi việc bình thường mình vẫn làm. Do không quen với việc... không nhìn thấy gì, cậu không dám đi ra đường, chỉ quanh quẩn trong nhà. Cuối cùng, Mikhail Samarsky nghĩ ra cách cầm sợi dây xích chú chó nhà mình và cho chó... dẫn đi đâu thì đi. Cuốn sách Cầu vồng trong đêm ra đời như vậy.
Khi được các bạn khiếm thị hỏi về kỷ niệm đáng nhớ trong ba ngày tự bịt mắt lại, Mikhail Samarsky thật thà kể, có lần cậu đụng phải bình hoa mẹ mua từ nước ngoài về và làm vỡ nó. Nhưng rất may mẹ cậu đã không rầy la. Chia sẻ của Mikhail Samarsky đã khiến các em nhỏ khiếm thị cười ồ lên thích thú.
Khi được các bạn Trường Nguyễn Đình Chiểu ngợi khen về việc có thể kiên nhẫn bịt mắt trong vòng ba ngày liền, Mikhail Samarsky khiêm tốn đáp: “Trong ba ngày đó, tôi vẫn chưa thấm hết nỗi đau, những vất vả mà người khiếm thị phải trải qua. Vậy nên việc đó vẫn chưa phải là sự cố gắng gì lớn lao lắm”.
Cậu rất thích thú khi được các em nhỏ khiếm thị quan sát bằng cách sờ lên người mình. Nghe tiếng các em la to “anh Mikhail cao”, “người anh ốm”, “tay anh Mikhail dài”… Dù không hiểu các em đang nói gì, cậu vẫn luôn mỉm cười thân thiện.
Mikhail Samarsky chia sẻ đã rất vui khi thấy ở Việt Nam người khiếm thị được rất nhiều người quan tâm, được học hành tử tế. Cậu gửi gắm đến những bạn trẻ khiếm thị tại Việt Nam rằng “hãy tin vào cuộc sống, vào lòng tốt của con người, vào những điều may mắn trong tương lai”.
Tại buổi giao lưu, Mikhail Samarsky đã quyết định tặng ba thiết bị Plextalk - thiết bị có thể kết nối với máy vi tính, ghi âm, nhắn tin... cho Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. Ba thiết bị này sẽ được trao cho hiệu trưởng của trường - cô Hà Thanh Vân - tại buổi giao lưu “Cầu vồng trong đêm” vào ngày 2-1 tới.
Cũng trong chiều 27-12, tại Thư viện sách nói (số 5 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM), thần đồng văn học Nga Mikhail Samarsky đã có buổi giao lưu với các học sinh khiếm thị đên từ nhiều trường học, mái ấm tại TP.HCM. Tại đây, các em nhỏ khiếm thị đã tặng Mikhail Samarsky chú chó làm bằng cườm cho chính tay các em kết. Chú cho mang tên Trison - cũng chính là tên chú chó nhân vật chính trong cuốn Cầu vồng trong đêm của Mikhail Samarsky.
Nhận chú chó làm bằng cườm từ tay học sinh khiếm thị Việt Nam, Mikhail Samarsky xúc động nói: “Thật đáng quý khi nhận được món quà dễ thương này. Tôi sẽ mang về Matxcơva và đặt ở vị trí trang trọng nhất trên tủ sách của mình".
Cũng trong buổi giao lưu, Mikhail Samarsky đã tặng cho Thư viện sách nói ba thiết bị Plextalk.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận