09/11/2013 02:31 GMT+7

Gầy dựng tình yêu với lịch sử nước nhà

QUỐC LINH
QUỐC LINH

TT - Năm khách mời đã trò chuyện thân tình với các bạn trẻ về nhiều câu chuyện liên quan đến lịch sử được đặt ra trong cuộc giao lưu trực tuyến “Tuổi trẻ với sử Việt” chiều 8-11 tại Tuổi Trẻ.

Mời giao lưu trực tuyến: Tuổi trẻ với sử ViệtGiao lưu trực tuyến “Tuổi trẻ với sử Việt”

YH4ItqhE.jpgPhóng to
Khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến ở tòa soạn báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Thanh Đạm

Đó là nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo, PGS.TS Hà Minh Hồng (ĐH KHXH&NV TP.HCM), Phó bí thư Thành đoàn TP.HCM Lâm Đình Thắng, ca sĩ Hà Anh Tuấn và thầy giáo Huỳnh Thế Nhã (Trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh, Q.5).

Đổi mới truyền đạt lịch sử

"Bài học lớn nhất chúng tôi rút ra được là lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trong thanh niên rất mạnh mẽ"

Anh LÂM ĐÌNH THẮNG

Bạn Hà Ngọc Doãn (hangocdoan1991@...) hỏi PGS.TS Hà Minh Hồng: “Nếu góp ý sửa đổi nội dung sách giáo khoa môn lịch sử hiện nay, thầy góp ý như thế nào?”. Ông Hồng trình bày: bậc THCS sẽ là sự tích hợp kiến thức lịch sử VN và các nước, còn bậc THPT sẽ theo hướng chuyên đề đi sâu các lĩnh vực cụ thể của khoa học lịch sử. “Khi đó, sách giáo khoa lịch sử sẽ như sách tham khảo, cách giảng sẽ giúp người học hiểu lịch sử chứ không phải thuộc lòng lịch sử vì mục tiêu dạy sử để hiểu sử, biết sử, tường tận gốc tích nước nhà VN” - ông chia sẻ.

Bạn Bùi Thi Phương Quyên (quyenbuithiphuong@...) cho rằng phần đông giới trẻ chán học lịch sử, hiếm thấy trẻ em VN có ước mơ trở thành nhà sử học trong khi ở nước ngoài lại khá phổ biến. Chia sẻ điều này, ca sĩ Hà Anh Tuấn nói: “Tôi thấy ở nước ngoài họ cho sử dụng sách tham khảo trong các kỳ thi về lịch sử và đó là khác biệt mà hi vọng sắp tới chúng ta có thể xóa bỏ. Bởi quan trọng là bạn hiểu gì về sự kiện lịch sử chứ không phải nhớ ngày tháng năm”.

Trong khi đó, bà Phạm Phương Thảo nhận được băn khoăn của bạn Đinh Tiên An (dinhtienansp@...) rằng việc giảng dạy lịch sử còn thiếu phương tiện, cơ sở vật chất hỗ trợ (bảo tàng, phim ảnh), nhất là vùng nông thôn. Đồng ý, song bà Phạm Phương Thảo lại cho rằng không vì thế mà môn sử trở nên khô khan bởi theo bà, quan trọng là người dạy có truyền được những tri thức lịch sử đến với các em học sinh hay không. “Những sân chơi lịch sử, gặp gỡ nhân chứng lịch sử tại địa phương để chính câu chuyện của họ sẽ là các tiết học sử sống động, gần gũi và nhớ lâu nhất” - bà Thảo gợi ý.

Vai trò tiên phong

Bạn Hồng Anh (honganh2103@...) hỏi sắp tới Thành đoàn TP.HCM có định hướng nào trong việc giáo dục lịch sử cho thanh thiếu nhi TP? Phó bí thư Thành đoàn Lâm Đình Thắng khẳng định các cơ sở Đoàn của TP hằng năm đều có rất nhiều hoạt động giáo dục lịch sử như hành trình đến với bảo tàng, địa chỉ đỏ, về nguồn, các cuộc thi...

“Chúng tôi sẽ tạo cơ hội để cán bộ Đoàn tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều nhân chứng lịch sử, đến các địa danh lịch sử để vừa giúp các bạn có thêm kỹ năng, vừa tạo cảm xúc để các bạn làm tốt việc truyền dẫn lịch sử đến đoàn viên thanh niên” - anh Thắng cho biết.

Còn phụ huynh Nguyễn Cẩm Hùng (hung693@...) mong được tư vấn để có thể giúp con học lịch sử tại nhà. Tâm đắc với đề nghị này, thầy Huỳnh Thế Nhã hướng dẫn: “Đi trên một con đường, anh có thể nói cho cháu nghe về tên nhân vật lịch sử được đặt cho con đường đó, hoặc khi nghe một bài hát cách mạng, anh cũng có thể kể cho cháu nghe về các giai đoạn lịch sử ấy. Vì lịch sử có thể học ở mọi nơi chứ không chỉ trong sách vở hay lớp học”.

_________

Tin bài liên quan:

Hội thi “Tự hào sử Việt” lần 1-2013Cuộc thi "Tự hào sử Việt”: tổng giải thưởng gần 400 triệuTạo cảm hứng cho giới trẻ tìm hiểu lịch sửMở tài khoản trực tuyến hội thi “Tự hào sử Việt”Yêu môn sử: phải thay đổi cách dạy, cách họcĐừng để học sinh quay lưng với môn sửHiểu lịch sử dân tộc để yêu nước

QUỐC LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên