27/03/2012 13:36 GMT+7

Thư một bạn đọc trẻ từng trở về từ cõi chết

N.Đ. (Khánh Hòa)
N.Đ. (Khánh Hòa)

TTO - Từ câu chuyện học trò tự tử, những khoảng trống trong quan hệ cha mẹ - con cái đang khiến nhiều người khắc khoải, TTO nhận được email của một bạn đọc trẻ vừa trở về từ cõi chết vì xung đột với mẹ.

Xin chia sẻ đến bạn đọc email này và mong nhận được những chia sẻ, ý kiến đóng góp của độc giả cũng như tham gia thực hiện thăm dò ở cuối bài.

Vì sao con giấu ba mẹ chuyện bí mật?Thêm hai học sinh tự tửLàm sao cho con hiểu đúng lòng tôi?

X3MVOusz.jpgPhóng to

"Xin mẹ đừng yêu thương con theo cách chiếm hữu con cả thể xác lẫn tinh thần" - Ảnh chỉ mang tính minh họa: từ Internet

Thật khó để tôi có thể nói với mẹ rằng: “Xin mẹ đừng yêu thương con theo cách chiếm hữu con cả thể xác lẫn tinh thần" - để phản kháng lại cách mẹ đang làm với tôi - đứa con trai duy nhất.

Tôi 23 tuổi, là sinh viên một trường đại học danh tiếng và có nhiều khát vọng. Tôi có thể đi làm thêm để tự chi trả cho cuộc sống của một sinh viên tỉnh đến TP.HCM học tập. Song, dù ở quê nhà miền Trung nhưng mẹ lúc nào cũng muốn chiếm hữu, quản lý, quản thúc tôi hết sức có thể.

Từ nhỏ, tôi chưa bao giờ được mẹ dạy cho cách cư xử của một thằng con trai thực thụ. Thay vào đó, lúc nào trong đầu óc của tôi cũng chỉ là học thêm, học để vào trường chuyên, học để đậu đại học. Chưa bao giờ mẹ thẳng thắn dạy tôi về cách sống “vươn thẳng như một cây tùng” của một thằng đàn ông.

Khi tôi 12 tuổi, bố mẹ tôi ly dị. Từ đó tôi chơi vơi khi thiếu đi sự giáo dục nhân cách của người cha và sự đay nghiến thù hận của mẹ khi hôn nhân tan vỡ.

Mẹ lúc nào cũng muốn chiếm hữu mọi thứ của con cái, từ tình cảm, tinh thần và cả thể xác. Mẹ luôn muốn con cái phải phục tùng nguyện vọng, sở thích của mẹ và chưa lần nào mẹ thật sự hiểu nỗi lòng tôi.

Khi tôi có chuyện buồn, thay vì an ủi chia sẻ, gia đình lại lao vào "xâu xé", hạch hỏi tôi để hiểu cho được nguyên nhân. Và khi biết được tôi buồn vì những chuyện mà tôi không thể quyết định được thì mọi người lại quay sang trách mắng, chì chiết, chê bai liên tục về bản lĩnh của tôi. Mẹ tôi từng lý giải rằng mẹ tôi không ngang tuổi để nói những điều ngọt ngào mà thay vào đó là những lời nói sát thương ghê gớm mà chẳng bao giờ tôi quên được.

Khi chuẩn bị tốt nghiệp đại học, tôi tìm được một công việc tốt, nhưng mẹ nhất mực bắt tôi quay về quê nhà ở Khánh Hòa để làm công việc nhàn nhã nào đó. Tôi đã phản ứng lại.

Và tôi bước vào giai đoạn suy sụp tinh thần kinh khủng nhất khi phát hiện... giới tính thật sự của mình. Khi biết điều này, gia đình không ngừng đay nghiến tôi, chối bỏ sự thật ấy. Mọi người ráo riết theo dõi máy tính, điện thoại của tôi. Tôi cảm thấy cuộc đời mình bị xâm phạm khủng khiếp và dường như chẳng ai bắt được tín hiệu kêu cứu từ tâm hồn đang tổn thương nặng nề của tôi.

Nhiều lần vào nửa đêm, tôi choàng tỉnh giấc, lòng tràn ngập cảm giác bất an, tội lỗi. Tôi thấy mình kém cỏi, tụt dốc và dường như có một căn bệnh thật sự đang hoành hành trong cơ thể mình. Quá khủng hoảng, bế tắc, tôi quyết định treo cổ tự tử ngay trong nhà mình. Mọi người phát hiện, đưa tôi đến bệnh viện và kịp cứu sống tôi.

Rồi mọi người đưa cho tôi thuốc ngủ, thuốc an thần... nhưng điều ấy chỉ khiến tôi cảm thấy mình đang bệnh nặng hơn. Những viên thuốc ấy liệu có chữa được trái tim của tôi đang đầy thương tổn do sự chiếm hữu của gia đình?

Liên tục suốt một tháng nay sau ngày treo cổ, tôi phải dùng thuốc an thần để có thể chợp mắt 15 phút mỗi ngày.

Tôi tự hỏi không biết còn bao nhiêu phụ huynh chưa hiểu yêu thương con cái tức là quan tâm, thấu hiểu chứ không phải chiếm hữu?

Yêu thương là để cho con tự quyết định cuộc sống và bố mẹ đứng bên cạnh dõi theo chứ không phải trùm chiếc mền lên con và dắt con đi.

Chẳng ai có thể sống thay cuộc đời người khác và cũng chẳng ai có thể thay thế vai trò của ai đó trong cuộc sống này.

Bố mẹ ơi, yêu thương không có nghĩa là sống thay cho cuộc đời con và chiếm hữu con!

Lời tòa soạn: Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với tác giả bức thư và được biết bạn N.Đ. hiện đã ổn định tâm lý và đang phục hồi sức khỏe. Một tin vui khác là bạn đang chuẩn bị bắt tay vào công việc mới.

Nỗi lòng của mẹ

Có một buổi tối, khi em vừa than phiền với mẹ xong chuyện bị một số thầy cô chèn ép quá đáng thì vô tình đến khuya, trong lúc tìm quyển sổ tay em xem được nhật ký của mẹ.

Và em đã khóc rất nhiều. Thì ra ba và mẹ phải vất vả như thế cho cuộc mưu sinh, phải gặp biết bao là khó khăn để nuôi em ăn học, vậy mà em lại đành tâm làm nặng gánh thêm đôi vai vốn đã qua tuổi 50. Kể từ lần đó, em chỉ kể với ba mẹ những chuyện vui ở lớp, đôi khi là chuyện do em bịa ra để ba mẹ cười và tin rằng em không gặp chuyện gì xấu cả.

Em mới học lớp 10 nhưng em hiểu mình đã lớn, phải tập suy nghĩ chín chắn, đối diện với khó khăn. Chỉ khi nào bị dồn vào chân tường, không còn sự lựa chọn em mới phải phiền đến bố mẹ.

Theo bạn, việc học sinh tự tử tập thể là do:
Vì gia đình thiếu quan tâm, chia sẻ, đồng cảmVì đặc điểm tâm lý lứa tuổi, dễ nghe theo lời rủ rê của bạn bè Vì bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện tự tử biết được qua truyền thông Ý kiến khác
N.Đ. (Khánh Hòa)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên