26/03/2012 23:00 GMT+7

Làm sao cho con hiểu đúng lòng tôi?

Những dòng tâm sự trong cuốn nhật ký của em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - học sinh lớp 7A2 Trường cấp II Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyệ
Những dòng tâm sự trong cuốn nhật ký của em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - học sinh lớp 7A2 Trường cấp II Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyệ

TTO - Trong số những phản hồi sau bài viết Vì sao con giấu ba mẹ chuyện bí mật?, có những băn khoăn của các bậc cha mẹ khi cảm thấy việc "tiệm cận" con trẻ thật khó khăn.

Ngay cả một số giáo viên, giữa muôn trùng vây của bài vở, sổ sách, các hoạt động phong trào... cũng cảm thấy việc thật sự "đến gần" học trò cũng bị trì níu bởi nhiều điều, nhất là thời gian. Và cũng đã không ít thầy cô giật mình trước hàng loạt thông tin học trò tự tử trong thời gian qua.

Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc theo dõi các ý kiến sau của các bậc phụ huynh, giáo viên và tham gia thực hiện thăm dò ở cuối bài.

Vì sao con giấu ba mẹ chuyện bí mật?Thấu hiểu để nâng đỡ con trẻThêm hai học sinh tự tử

bZYik0xf.jpgPhóng to

Gần gũi thường xuyên với con trẻ trong những hoạt động quen thuộc cũng là dịp để cha mẹ sẻ chia với những tâm tư của con - Ảnh chỉ mang tính minh họa: Gia Tiến

* Chị Nguyễn Thị Thủy (Q.Bình Thạnh, TP.HCM): Con gái gọi tôi là "bà già của tao"

Tôi chỉ có một đứa con gái nhưng con lại không thích gần gũi mẹ. Tính tôi vốn nóng nảy, lại thêm mệt mỏi với công việc bận rộn nên tôi thường la rầy mỗi khi con làm sai. La thì la nhưng tôi vẫn hết sức thương yêu, cưng chiều con. Song, con gái lại chẳng hiểu cho.

Càng lớn con càng khó gần, có chuyện gì cũng chia sẻ với bạn bè hoặc với cha, hễ tôi hỏi đến thì lầm lầm lì lì, nhiều lúc còn cáu bẳn. Dạo gần đây, rảnh việc, tôi tìm cách hỏi han, chia sẻ với con. Tôi cũng hỏi thăm bạn bè mình cách gần gũi con cái. Tôi cũng đã làm theo những hướng dẫn như nên thường xuyên trò chuyện, ở nhà nấu món con thích ăn, tham gia một hoạt động nào đó cùng con… nhưng mọi nỗ lực đều không được đáp lại. Chồng tôi cũng lựa lời nói giúp nhưng con bé vẫn cứ lầm lì, gặp mẹ thì thưa, chỉ lên tiếng khi cần, ít khi chịu tâm sự với tôi điều gì.

Một lần, tôi đi ngang phòng con, thấy cửa mở, máy tính vẫn chạy, còn con bé đã ngủ. Tôi đến tắt máy thì đọc được những dòng chat: “Dạo này bà già của tao tự dưng hỏi han tao này nọ rồi còn quan tâm tao. Hồi trước, mướn bả cũng không bao giờ làm vậy. Chắc bả hết việc, nghe theo mấy bà bạn, bày đặt quản thúc con cái. Bả làm quá là tao đi khỏi cái nhà này cho coi”.

Tôi thật sự choáng váng vì không ngờ con gái nghĩ về mình như vậy. Khi trấn tĩnh lại, tôi cố gắng sắp xếp một buổi để hai mẹ con nói chuyện với nhau rõ ràng nhưng con bé cố tình trốn tránh. Tôi phải làm thế nào để đứa con duy nhất của tôi hiểu đúng về tình cảm của tôi?

CJ3MxpIk.jpgPhóng to
Những dòng tâm sự trong cuốn nhật ký của em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - học sinh lớp 7A2 Trường cấp II Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil - một trong ba em học sinh tự tử ngày 17-3 - Ảnh: Đức Lập

* Thầy Trần Tuấn Anh - giáo viên Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM: Chỉ mong bớt việc để gần học trò hơn

XDAPXRTp.jpgPhóng to
Thầy Trần Tuấn Anh (Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM) trong một giờ dạy môn giáo dục công dân - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thấu hiểu, chia sẻ với học trò là bổn phận, trách nhiệm của giáo viên. Song, hiện nay giáo viên có quá nhiều áp lực, nhất là giáo viên chủ nhiệm với hồ sơ sổ sách, quản lý về nhiều mặt đến khoảng 40 học sinh. Hạnh phúc lớn nhất của người thầy là học trò đạt được sự hoàn thiện nhất định về kiến thức, đạo đức. Vì vậy, bên cạnh truyền đạt kiến thức, chúng tôi chỉ mong bớt được những công việc khác để có nhiều thời gian hơn chăm lo tinh thần học sinh.

Tuổi mới lớn cần được cha mẹ, thầy cô lắng nghe, chia sẻ, hướng dẫn để các em có niềm tin, có chỗ dựa trong cuộc sống và có những điều chỉnh kịp thời theo hướng đúng đắn.

Về câu chuyện học trò tự tử "nóng" lên trong thời gian gần đây, nếu đổ lỗi cho việc nhà trường ít chú trọng dạy kỹ năng sống thì chưa thật thỏa đáng. Trước đây vấn đề kỹ năng sống chưa được đưa vào nhà trường nhưng lại không có nhiều học sinh tự tử đến vậy. Một nghịch lý nữa là trong khi nhà trường chưa trang bị tốt cho học sinh kỹ năng quản lý cảm xúc thì mạng Internet lại có rất nhiều trang web hướng dẫn cách ...tự tử.

Để hạn chế những cảm xúc tiêu cực trong học sinh, tôi nghĩ cần giảm tải chương trình học. Khi đó học sinh sẽ thấy mỗi ngày đến trường thật sự sẽ là một ngày vui, còn giáo viên sẽ có nhiều thời gian quan tâm chia sẻ với các em. Bên cạnh đó, cần có thêm nhiều sân chơi cho các em, các loại sách báo phim ảnh được quản lý tinh lọc hơn, gia đình quan tâm gần gũi với các em hơn...

* Chị Nguyễn Nguyễn Thùy Trinh (Q.Gò Vấp, TP.HCM): Càng lớn, con càng ít chia sẻ

lD0sh36C.jpgPhóng to

Chị Nguyễn Nguyễn Thùy Trinh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) trò chuyện với con trai duy nhất sau giờ học của con và cũng là giờ chị sắp đi làm - Ảnh: Trung Uyên

Tôi thôi chồng nên gia đình tôi chỉ có hai mẹ con sống với nhau. Con trai tôi năm nay học lớp 8 và rất ngoan. Vì phải nuôi mình, nuôi con nên trước đây tôi làm cùng lúc hai ba nơi, đầu tắt mặt tối từ 7g sáng đến 23g, về đến nhà thì mệt rã rời.

Ngày thường, con đi học về đến nhà thì khoảng 21g, không dám ở nhà một mình nên ra tiệm Internet ngồi chơi hai tiếng để đợi mẹ về cùng. Được một thời gian, tôi thấy thế không ổn chút nào vì hai mẹ con không có nhiều thời gian trò chuyện với nhau.

Vậy nên tôi quyết định đổi việc, bây giờ thì buổi trưa tôi gặp con được 2-3 tiếng, còn buổi tối thì bên con từ 20g đến lúc đi ngủ. Thà có ít ăn ít chứ không thể để con dần xa cách mình được!

Song, tôi đang lo lắng khi nhận thấy càng lớn con càng ít chia sẻ với mẹ. Có thể tôi không thật sự hiểu con đang nghĩ gì, nhưng đến thời điểm này, tôi thấy con không có biểu hiện gì đáng lo ngại. Điều quan trọng là những người làm cha làm mẹ phải thật sự quan tâm con, lo lắng cho con đến mức con nể, con thương mình thật sự thì lúc đó con mới nghe lời mình.

Cuộc sống mưu sinh vốn không dễ dàng, nhưng nếu phải chọn giữa công việc và con trai thì tôi vẫn sẽ luôn chọn con!

* Thầy Nguyễn Văn Cải - phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (Củ Chi, TP.HCM): Giáo viên phải có nghệ thuật nắm bắt tâm lý học sinh

DdQmEhVg.jpgPhóng to

Thầy Nguyễn Văn Cải - phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (Củ Chi, TP.HCM), danh hiệu Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2010 - Ảnh: Trung Uyên

Việc chia sẻ, kịp thời phát hiện “biểu hiện lạ” của học trò là nhiệm vụ bắt buộc của giáo viên. Song, để làm tốt công việc này thì là nghệ thuật của mỗi giáo viên, bởi mỗi lớp có khoảng 40 học sinh và giáo viên còn phải chia sẻ thời gian cho nhiều việc. Chính vì vậy, giáo viên cần xây dựng những "vệ tinh" hỗ trợ, ví dụ như ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn, ban chỉ huy liên đội... để theo sát học trò và kịp thời "báo tin".

Những thông tin về học trò tự tử trong thời gian qua thật sự làm tôi giật mình bởi một số người trong cuộc cho biết không thấy ở các em những "biểu hiện bất thường". Những bất thường chìm sâu vào bên trong bao giờ cũng nguy hiểm.

Rõ ràng, những nỗ lực dạy kỹ năng sống của nhà trường đang không bắt kịp nhu cầu của học sinh khi tâm lý của các em đang bị tác động mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố khác. Tôi nghĩ điều quan trọng là giúp các em hiểu được giá trị, ý nghĩa cuộc sống, cảm thấy sống vui. Khi ấy, cảm xúc tốt sẽ lấn át cảm xúc tiêu cực.

Để làm được điều này, nhà trường cần có thêm nhiều hoạt động vui chơi tập thể, giới thiệu nhiều hơn những tấm gương nghị lực sống, đẩy mạnh tư vấn tâm lý học đường, cha mẹ cần làm người bạn thật sự của con...

Bố mẹ khiến tôi thấy bị gò bó

Tôi không bao giờ tâm sự với bố mẹ vì bố mẹ không bao giờ hiểu được tôi nghĩ gì.

Ngày tôi còn nhỏ, vì gia đình còn khó khăn nên việc gì cũng tôi cũng tự mình giải quyết. Lớn lên, tôi vẫn không bao giờ có ý định nói chuyện gì của mình cho bố mẹ nghe. Bố mẹ luôn nói với tôi rằng: "Con lớn rồi, mọi thứ hãy tự giải quyết".

Bây giờ thì tôi mới nhận ra đó là sai lầm. Vì không nói chuyện với bố mẹ nên nhiều khi tôi rối tung lên, phải vất vả lắm mới có thể giải quyết được vấn đề. Song, tôi cũng phải cảm ơn bố mẹ vì đã dạy tôi tự lập, giúp tôi không mất quá nhiều thời gian để hòa nhập cuộc sống. Nhưng điều tôi không ngờ tới là bây giờ tôi không thích có bố mẹ ở bên nữa.

Tôi luôn cảm thấy gò bó khi có họ. Bạn nghĩ thế nào?

Con cái chúng ta quá ích kỷ

Tôi là giáo viên và cũng là phụ huynh. Điểm chung tôi nhận ra giữa học trò và con tôi là các cháu bây giờ sung sướng quá, được nâng niu chiều chuộng quá, nên từ nhỏ chúng luôn được nhận những gì tốt nhất cho mình, do không có nhiều anh em nên ở chúng không có sự chia sẻ.

Chúng tôi ngày xưa nhà đông con, ăn không đủ, nhưng được cái biết chia sẻ, yêu thương nhau. Cha mẹ càng bận chúng tôi càng ngoan. Cuộc sống bây giờ không thể không lao vào kiếm tiền, các bạn trẻ thường cho rằng cha mẹ lúc nào cũng công việc, không dành thời gian chăm sóc, gần gũi con cái. Các bạn hãy tưởng tượng cảnh thiếu trước hụt sau, đói khổ thì các bạn có trách cha mẹ mình nữa không?

Cha mẹ nào cũng muốn có nhiều thời gian gần gũi con cái nhưng vòng tròn cơm áo gạo tiền không cho họ có quyền để thời gian lãng phí. Tại sao các bạn không đóng vai người làm cha mẹ để hiểu cha mẹ mình mà cứ trách người lớn không quan tâm con trẻ?

Theo bạn, việc học sinh tự tử tập thể là do:
Vì gia đình thiếu quan tâm, chia sẻ, đồng cảmVì đặc điểm tâm lý lứa tuổi, dễ nghe theo lời rủ rê của bạn bè Vì bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện tự tử biết được qua truyền thông Ý kiến khác
Những dòng tâm sự trong cuốn nhật ký của em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - học sinh lớp 7A2 Trường cấp II Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyệ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên