28/10/2011 04:03 GMT+7

Đi học nước ngoài làm sao giữ chất Việt?

CÔNG NHẬT ghi
CÔNG NHẬT ghi

TT - Rất nhiều bạn bè tôi đi học ở nước ngoài, trở về và không còn giống như trước nữa: rất “Tây” từ cách ăn mặc, nói năng cho đến cả suy nghĩ. Có phải đi nước ngoài thì đương nhiên sẽ bị... Tây hóa? A.Hân (TP.HCM)

2vTLx7uQ.jpgPhóng to

Các bạn thanh niên Việt kiều tham gia trại hè Về nguồn tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, quận 3, TP.HCM - Ảnh: Minh Đức

Nhịp sống trẻ đã mời bà Tôn Nữ Thị Ninh - một nhà ngoại giao hàng đầu của Việt Nam, người đã có nhiều năm sống, học tập, làm việc ở nước ngoài - trả lời câu hỏi của bạn Hân:

- Nhìn vào lớp thanh niên Việt hiện đại, tôi thường trăn trở mãi một điều: khả năng đề kháng khá yếu trước làn sóng văn hóa nước ngoài đang ồ ạt tràn vào Việt Nam. Gần đây tôi thấy không ít bạn trẻ tuy đang sống trên đất nước mình nhưng vô tư gọi nhau bằng tên nước ngoài, lạm dụng ngoại ngữ khi giao tiếp với nhau và chứng tỏ sự “hiện đại” của mình bằng nhiều cách, trong đó có mức độ ngắn và mát mẻ của trang phục... Tôi tự hỏi: “Đâu rồi việc gìn giữ bản sắc dân tộc?”.

Bản thân tôi dù có một thời gian khá dài sinh sống ở nước ngoài và có cơ hội làm việc với nhiều đối tác ngoại quốc, nhưng việc lấy tên Tây và quốc tịch nước ngoài là điều tôi chưa từng nghĩ tới. Tôi không ghét bỏ tên Tây và cũng chẳng bài ngoại. Tôi chỉ lấy làm tiếc khi thấy một số bạn trẻ Việt Nam chọn đứng ở vị thế chỉ biết chấp nhận, sao chép một cách vô tư (đôi khi vô thức) từ nước ngoài, chứ ít khi nghĩ đến việc đặt cho mình câu hỏi “ta là ai?” và “ta mang gì ra thế giới?”.

Nhiều bạn trẻ thậm chí cười và cho rằng Việt Nam là một đất nước nhỏ nên chẳng có gì để giới thiệu, phô bày với thế giới, mình chỉ có thể học hỏi, lấy tinh hoa của người đem về ứng dụng cho bản thân thì đúng hơn. Đó là một suy nghĩ sai lầm.

Chúng ta có thể thuộc nhóm quốc gia vừa và nhỏ về diện tích, nhưng Việt Nam không hề thấp bé, bởi với bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng và giữ nước thì có quá nhiều điều để chúng ta tự tin, chia sẻ với bạn bè quốc tế. Để biên giới giữa các quốc gia mềm đi chứ không bị xóa mất, đòi hỏi người trẻ phải biết cách hội nhập ở tư thế, nhận thức và bản lĩnh đúng đắn, biết trả lời rành mạch cho câu hỏi “ta là ai?”. Tất nhiên điều này không chỉ phát sinh từ chính người trẻ mà phần lớn còn đến từ cách nhà trường, xã hội và gia đình vun đắp cho người trẻ như thế nào.

Ý kiến của bạn như thế nào về hiện tượng một bộ phận thanh niên bị "Tây hóa" dễ dàng sau khi tiếp cận với những nền văn hóa nước ngoài? Bạn có thể chia sẻ ý kiến theo công cụ dưới bài.

CÔNG NHẬT ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên