19/05/2011 21:03 GMT+7

Những bí kíp "vàng" khi đối diện hiểm nguy

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM

TTO - Bị xin đểu, bị yêu xâu xanh uy hiếp, gặp kẻ thích khoe "của quý", gặp cướp giữa đường, gặp kẻ mồi chài đổi chác... là những tình huống nguy hiểm không hiếm gặp, đặc biệt là với các bạn trẻ.

Chính vì vậy chuyên đề tư vấn "Kỹ năng nhận diện và ứng phó với tình huống nguy hiểm" của chuyên viên tâm lý Đào Lê Hòa An (Trung tâm đào tạo - chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt) vào chiều 19-5 tại Trường CĐ Viễn Đông (Q.9, TP.HCM) thu hút đông đảo sinh viên và "níu" các bạn đến tận phút chót.

RmCU7p22.jpgPhóng to
Chuyên viên tâm lý Đào Lê Hòa An (phải) đưa ra tình huống một bạn sinh viên bị tên cướp xe dùng dao khống chế - Ảnh: Thu Thảo

"Chìa khóa vàng" để hóa giải các tình huống nguy hiểm có thể nói vắn tắt là cố gắng chuyển mình từ thế bị động sang chủ động.

“Những tình huống nguy hiểm thường xảy ra bất ngờ, khó lường trước, đánh vào lòng tham, tình thương và những lúc mất cảnh giác của nạn nhân. Nếu không ứng phó kịp thời thì hậu quả rất khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cả vật chất” - chuyên viên tâm lý Đào Lê Hòa An chia sẻ.

“Yêu" hay là chết?

Đang đi bộ trên đường vắng, bạn gái bất ngờ bị một người đàn ông cao lớn gí kim tiêm đầy máu vào cổ, đòi làm “chuyện ấy” với bạn. Bạn gái ấy nên làm gì?

Chuyên viên tâm lý Đào Lê Hòa An gợi ý giải pháp: bạn gái phải lấy hết tinh thần và tỏ ra bình tĩnh. Đừng bỏ chạy hoặc đánh hắn vì bạn không có đủ sức khỏe và sẽ mất luôn cơ hội thoát thân khi bị hắn đánh bại.

Bạn gái hãy giả vờ thuần phục như giúp hắn cởi nút áo, tháo dây nịt, kéo quần dài của hắn xuống lưng chừng đầu gối rồi... đá thật mạnh vào "chỗ hiểm" của hắn. Cuối cùng, bằng tất cả sức lực, bạn gái phải chạy thoát thật nhanh. Hắn sẽ khó mà đuổi kịp bạn vì đang bị đau và bị chính chiếc quần “khóa” chân.

Bài thuốc cho kẻ thích khoe "của quý"

Có nhiều kẻ suy nghĩ về giới tính bị lệch lạc thích khoe “của quý” với mọi người. Nếu bạn rơi vào tình huống bị một người khoe của quý thì phải làm gì?

Gợi ý cho bạn là đừng tỏ ra ngại ngần, xấu hổ hay hét lên. Bạn làm thế thì hắn càng phấn khích. Việc bạn nên làm là tỏ ra phớt lờ hoặc chê bai: “Trời ơi! Có vậy mà cũng bày đặt khoe!”. Hắn sẽ mất hứng và bỏ đi.

Học cách "vô cảm" với iPhone giá rẻ

Bạn đang chạy xe, có một người đi xe máy chặn đầu xe của bạn, bảo vừa cướp được một chiếc iPhone 4G cực xịn, muốn bán cho bạn với giá rẻ. Anh ta mở chiếc iPhone cho bạn xem với rất nhiều tính năng và đề nghị đổi lấy 300.000 đồng và chiếc điện thoại của bạn (điện thoại của bạn chỉ thuộc hạng bình dân). Bạn đổi không?

Một số sinh viên hào hứng trả lời: "Đổi liền! Đổi liền!". Chuyên viên tâm lý Đào Lê Hòa An cho biết: "Đây là trò lừa đánh vào tính ham của rẻ của nhiều người. Trong thực tế, chiếc điện thoại chúng đưa cho bạn xem ban đầu là điện thoại thật nhưng chiếc bán cho bạn là đồ giả. Không chỉ người thường mà cả những chủ cửa hàng điện thoại cũng bị lừa như thế. Khi gặp tình huống này, bạn nên quyết liệt từ chối và bỏ đi ngay".

hvzxJ4sM.jpgPhóng to

Chuyên đề tư vấn "Kỹ năng nhận diện và ứng phó với tình huống nguy hiểm" của chuyên viên tâm lý Đào Lê Hòa An (Trung tâm đào tạo - chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt) thu hút sự theo dõi của đông đảo sinh viên - Ảnh: Thu Thảo

"Thả câu" người tình lừa đảo

Một bạn gái quen một anh chàng qua mạng được một thời gian thì quyết định gặp nhau. Chàng chạy xe SH mới tinh đến chỗ hẹn. Sau vài lần gặp mặt, một hôm chàng đến chỗ hẹn bằng taxi và nói xe bị hỏng. Chàng bảo nhân dịp đặc biệt nào đó muốn mua tặng cô gái một chiếc dây chuyền vàng và rủ bạn gái đi mua cùng.

Đến nơi bán, chiếc dây chuyền trị giá khoảng 20 triệu nhưng anh ấy chỉ mang theo 17 triệu đồng nên đề nghị chở bạn về nhà lấy thêm tiền. Nhà anh ta nằm trong ngõ sâu tối om. Tất nhiên chẳng bạn gái nào dám vào khi mới hẹn hò nên kiên nhẫn đứng ngoài hẻm đợi. Nhưng bạn gái không ngờ anh ấy đã cùng chiếc xe máy của bạn ra đi. Bạn gái phải làm sao?

Giải pháp gợi ý là sau khi sự việc xảy ra được một thời gian ngắn, bạn gái ấy hãy nhờ một người bạn gái khác liên lạc với anh ta. May mắn nếu anh ta còn nghe điện thoại thì bạn gái ấy hãy õng ẹo giả vờ gọi nhầm số với người yêu. Hắn sẽ “cắn câu” ngay và với chiêu thức cũ của hắn, bạn dễ dàng hẹn gặp để tóm gọn hắn.

Bắt mạch kẻ giả vờ xin tiền đổ xăng

Rất nhiều bạn trẻ từng gặp tình huống bị người lạ với dáng vẻ khổ hạnh hỏi xin tiền đổ xăng. Rất có thể đó là kẻ "lừa đảo lòng trắc ẩn" của mọi người.

Nếu nghi ngờ kẻ xin tiền này, bạn hãy làm mặt lạnh và nói: “Ủa, hôm qua em mới gặp anh/chị và cho tiền rồi mà!”. Đảm bảo, nếu đó đúng là kẻ lừa đảo thì sẽ “xanh mặt” và bỏ đi ngay.

Bạn Đặng Thị Thanh Trúc - sinh viên năm 1 CĐ Viễn Đông - chia sẻ: “Những tình huống và giải pháp được cung cấp trong chuyên đề đã giúp các sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất như mình, thêm tự tin để làm quen với môi trường sống tại TP.HCM".

Đường để chạy không thiếu, chỉ tại không biết đường

"Khi được đặt vào các tình huống nguy hiểm thường gặp, khoảng 85% các bạn học sinh sinh viên lúng túng “đứng hình”, 15% còn lại đưa ra vài phương án “hên xui”. Thực trạng này không phải do các bạn không thông minh mà là do chưa được trang bị kỹ năng. Thật ra đường để chạy không thiếu, chỉ tại mình không biết đường.

Học kỹ năng thoát hiểm không khó. Quan trọng là có chỗ để học. Vì việc học qua “kinh nghiệm xương máu” rất nguy hiểm và đôi khi trả giá đắt nên học qua các lớp dạy kỹ năng thoát hiểm với những tình huống mô phỏng là cách nhanh nhất, an toàn nhất. Ngoài ra, các bạn trẻ vẫn có thể tự học thông qua các tài liệu hướng dẫn, khai thác kinh nghiệm của những người trong cuộc hoặc tự hình dung sáng tạo cách thoát hiểm cho mình.

Tuy nhiên để thoát hiểm, không chỉ nắm được cách mà còn phải rèn cho mình khí chất bình tĩnh, không rúng động, vì nhiều trường hợp “chiêu” thì biết hết nhưng đụng chuyện thì đầu óc mụ mị, tay chân bủn rủn, phó mặc số phận.

Thực tế nhiều cha mẹ, thầy cô cũng không biết nhiều về kỹ năng thoát hiểm. Chỉ những ông bố bà mẹ đã trải qua nhiều kinh nghiệm xương máu mới có thể truyền lại bài học đắt giá ấy cho con, tuy nhiên trường hợp này khá hiếm. Giáo viên hiện nay cũng chưa được trang bị kỹ năng thoát hiểm trong trường sư phạm. Do đó việc đầu tiên là phụ huynh và giáo viên cần đi học hoặc tự tìm hiểu trang bị "bảo bối thoát hiểm" trước khi hướng dẫn học trò, con cái.

Khi bị người lạ uy hiếp giữa đường, bạn sẽ: STRONG>
Kêu cứu Cố gắng bỏ chạy càng nhanh càng tốt Chôn chân tại chỗ, để kẻ lạ muốn làm gì thì làm Bình tĩnh áp dụng vài kỹ năng thoát hiểm học được Ý kiến khác

Bạn có những ý tưởng gì để xử lý những tình huống nguy hiểm? Bạn từng bị kẻ lạ mặt uy hiếp? Mời bạn chia sẻ những tình huống, bí quyết thoát hiểm và gửi về email teen@tuoitre.com.vn, tiêu đề: Bí kíp thoát hiểm. Vui lòng sử dụng font chữ có dấu tiếng Việt.

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên