27/12/2010 09:13 GMT+7

Thận trọng với bẫy NAV cuối năm

    ThS LÊ VĂN THÀNH(Trung tâm NCKH&ĐT CK - Chi nhánh TP.HCM)
    ThS LÊ VĂN THÀNH(Trung tâm NCKH&ĐT CK - Chi nhánh TP.HCM)

TTO - Thông thường vào cuối năm (31-12), các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư tài chính tiến hành hoạt động làm đẹp báo cáo giá trị tài sản ròng (NAV) của danh mục đầu tư mà mình quản lý.

pOti6lw6.jpgPhóng to
Nhà đầu tư chứng khoán cần tỉnh táo để tránh bẫy NAV cuối năm - Ảnh minh họa: T.ĐẠM

Hoạt động này nhằm làm đẹp thành tích về kết quả của hoạt động quản lý danh mục trong mắt của các nhà đầu tư vào kỳ báo cáo thường niên và thường được thực hiện theo hai cách:

Thứ nhất, các nhà quản lý danh mục thường có xu hướng mua vào các cổ phiếu có tỉ trọng giá trị lớn trong danh mục để đẩy giá các cổ phiếu lên cao nhằm làm tăng NAV vào ngày kết thúc năm.

Trong thời gian vừa qua, ở thị trường chứng khoán Việt Nam, một số cổ phiếu về mặt cơ bản trong tương quan với giá cả không còn nhiều hấp dẫn so với một số cổ phiếu khác nhưng đã được các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy lên cao như BVH, MSN. Có thể các cổ phiếu này chiếm một tỉ trọng đáng kể trong danh mục của các quỹ đầu tư.

Thứ hai, các nhà quản lý danh mục thường tiến hành các hoạt động giao dịch diễn ra ngay trước ngày báo cáo được gọi là “làm đẹp cửa sổ” (window dressing). “Window dressing” có liên quan đến việc giao dịch làm thay đổi thành phần danh mục để làm cho nó trông có vẻ như là nhà quản lý danh mục đã chọn cổ phiếu thành công.

Gần đến ngày chốt NAV 31-12-2010, các nhà đầu tư cá nhân cần lưu ý nên tránh những cổ phiếu đã được quỹ nước ngoài mua ròng liên tục nhưng ‎giá cả so với nền tảng cơ bản không còn hấp dẫn nữa.

Ví dụ, nếu cổ phiếu IBM có thành tích tốt trong quý, một nhà quản lý danh mục phải bảo đảm rằng danh mục của anh ta bao gồm nhiều cổ phiếu IBM vào ngày báo cáo cho dù quỹ có mua hay không mua trong quý và cho dù IBM có được kỳ vọng là có thành tích tốt nữa trong quý tiếp theo. Dĩ nhiên, nhà quản lý danh mục sẽ từ chối là đã thực hiện những hành động như vậy, và chúng ta cũng không có bằng chứng nào được công bố để chứng minh cáo buộc đó.

Tuy nhiên, nếu “window dressing” diễn ra với khối lượng lớn, cho dù dữ liệu về thành phần danh mục quỹ được báo cáo cũng có thể dẫn đến việc hiểu không đúng.

Việc làm đẹp NAV vào thời điểm báo cáo là một điều rất hay diễn ra và nó nằm ở vấn đề nội tại của các quỹ đầu tư là làm mọi cách để sống sót. Những quỹ có thành tích nghèo nàn thường sẽ phải đóng cửa, những quỹ còn tồn tại thường là những quỹ thành công hơn.

Đồng thời, xu hướng làm mọi cách để sống sót bằng cách mua vào các cổ phiếu để làm tăng NAV của quỹ cũng tác động tích cực đến chỉ số Index và điều này dẫn đến việc chỉ số Index có xu hướng đi lên vào thời điểm báo cáo, kết quả là phần lớn thành tích của các quỹ đều thấp hơn thành tích của chỉ số Index.

Gần đến ngày chốt NAV 31-12-2010, các nhà đầu tư cá nhân cần lưu ý nên tránh những cổ phiếu đã được quỹ nước ngoài mua ròng liên tục nhưng ‎giá cả so với nền tảng cơ bản không còn hấp dẫn nữa.

Tuy nhiên, có thể tận dụng mua thấp bán cao những cổ phiếu do các quỹ ngoại mua nắm giữ nhiều nhưng giá cả vẫn ở mức hợp lý vì các quỹ đầu tư có xu hướng sẽ mua thêm vào những ngày cuối năm để nâng đỡ NAV của quỹ.

Từ hoạt động của các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong điều kiện tình hình vĩ mô của Việt Nam hiện chưa rõ ràng; dòng vốn đầu tư gián tiếp có xu hướng tiếp tục đổ vào Việt Nam trong thời gian tới, trong năm 2011, một trong những chiến lược mà nhà đầu tư cá nhân lưu ý là lựa chọn những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, giá cả hợp lý, được khối ngoại mua ròng liên tục để đầu tư linh hoạt hoặc đưa vào trong danh mục đầu tư dài hạn.

Đây cũng là cách tận dụng sự nâng đỡ của các quỹ đầu tư khi thị trường có những biến động ngắn hạn.

    ThS LÊ VĂN THÀNH(Trung tâm NCKH&ĐT CK - Chi nhánh TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên