Tích cực xét nghiệm để chứng minh bún, bánh an toànChưa làm sáng tỏ bún có độc tốHoang mang với búnBún có chất độc: Cần giải quyết từ gốc
Phóng to |
Gian hàng bún của bà Ba, tiểu thương chợ Bà Chiểu (TP.HCM), đã niêm yết bản sao kết quả kiểm nghiệm mẫu bún của cơ sở sản xuất bún tươi - bánh canh do Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM thực hiện.
Bà Ba chia sẻ trong những ngày qua, bà cùng các bạn hàng rất âu lo vì số lượng bún bán ra có chậm hơn thời gian trước. Bà mong việc sản xuất bún được quản lý tốt, an toàn để khách hàng không còn hoang mang khi mua bún.
Hoàng Thạch Vân
Sau khi nghe gần 10 ý kiến của các địa phương, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát kết luận: tăng cường công tác quản lý chất lượng, ATTP là yêu cầu cấp thiết, được cả xã hội quan tâm. Nông dân và người tiêu dùng đòi hỏi và yêu cầu ngành nông nghiệp phải hành động để có chuyển biến tích cực, rõ nét hơn. “Đây là yêu cầu cấp thiết và từ đầu năm 2013 Bộ NN&PTNT đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm số 1 của toàn ngành”.
Truy tận gốc
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, qua báo cáo tổng hợp cũng như ý kiến các địa phương, thời điểm này “người tiêu dùng vẫn chưa thể yên tâm, vẫn còn hoang mang” về chất lượng thực phẩm. Vẫn còn phát hiện các vụ vi phạm ATTP, vẫn còn quá nhiều cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản đạt loại C, thậm chí khi tái kiểm tra vẫn bị loại C. “Vẫn còn bún phát sáng, hay mới nhất lại có thông tin sử dụng hóa chất độc hại trong chế biến gạo... Vậy người tiêu dùng làm sao yên tâm?” - ông Phát nói.
Nhân nói về bún phát sáng, gạo mốc thành gạo sạch, Bộ trưởng Phát đã chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản, Cục Bảo vệ thực vật cần phối hợp ngay với các cơ quan địa phương (nơi phát hiện) để xử lý nghiêm những vi phạm, đồng thời nhanh chóng công bố kết quả để tránh hoang mang trong cộng đồng.
"Chẳng hạn phát hiện bao phân bón giả thì không chỉ dừng ở xử lý lô hàng đó, chủ cửa hàng kinh doanh đó, mà phải truy tận gốc để xử lý, xem bao hàng đó do ai sản xuất, bán ở đâu và tất cả điều này cần phải công khai cho người tiêu dùng biết..." Bộ trưởng Cao Đức Phát |
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc kiểm tra phát hiện vi phạm phải xử lý thật nghiêm, thật nặng và phải công bố tên tuổi, địa chỉ của sản phẩm vi phạm. “Chẳng hạn phát hiện bao phân bón giả thì không chỉ dừng ở xử lý lô hàng đó, chủ cửa hàng kinh doanh đó, mà phải truy tận gốc để xử lý, xem bao hàng đó do ai sản xuất, bán ở đâu và tất cả điều này cần phải công khai cho người tiêu dùng biết...” - ông Phát nhấn mạnh.
Vẫn còn thực phẩm... độc
Trước đó, báo cáo tại buổi họp giao ban, ông Nguyễn Như Tiệp, cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản, cho biết từ đầu năm đến nay, qua kiểm tra vẫn phát hiện 11/1.528 mẫu thủy sản nhiễm hóa chất hoặc kháng sinh vượt ngưỡng cho phép. Giám sát thịt gia súc, gia cầm bán tại chợ vẫn phát hiện 3/39 mẫu nhiễm vi sinh vật và có đến 10 mẫu nhiễm các loại kháng sinh vượt giới hạn cho phép. Cơ quan này cũng tiến hành đánh giá, phân loại các nguy cơ về ATTP đối với rau quả tươi sản xuất trong nước thì thấy nhóm rau ăn lá có nguy cơ cao hơn nhóm quả, ở miền Bắc có nguy cơ cao hơn miền Nam khi phát hiện các loại hoạt chất cypermethrin, fipronil, chlorpyrifos, permethrin (trên rau) và fipronil, chlorpyrifos, cypermethrin, carbendazim (trên quả).
Ông Tiệp cũng cho biết theo báo cáo chưa đầy đủ (31/63 tỉnh thành), từ đầu năm đến nay thanh tra các sở NN&PTNT đã tổ chức kiểm tra gần 7.000 cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản thì phát hiện 1.126 cơ sở vi phạm (trên 16%), 240/1.437 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp có vi phạm về chất lượng sản phẩm. Kiểm tra gần 21.000 lô hàng thực phẩm có nguồn gốc thực vật (từ trên 40 quốc gia) chỉ phát hiện hai lô hàng khoai tây và chanh tươi từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép...
Về rà soát, phân loại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, vật tư nông nghiệp, ông Tiệp cho biết kiểm tra định kỳ vẫn còn gần 40% cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn (loại C), và khi tái kiểm tra mới chỉ có trên 60% trong số loại C có chuyển biến được nâng lên loại B, A, còn lại gần 40% vẫn là C. Tương tự, phân loại định kỳ có 60% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm loại C và khi tái kiểm tra thì chỉ gần 30% trong số này được lên hạng. Đặc biệt, từ đầu năm, Bộ NN&PTNT đã lập ba đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra 25 bếp ăn tập thể, siêu thị thì có đến 17 cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ATTP.
Theo ông Tiệp, từ nay đến cuối năm cơ quan này sẽ tăng cường triển khai các chương trình giám sát ATTP, từ đó xây dựng dữ liệu để lưu trữ, quản lý và phục vụ phân tích cảnh báo nguy cơ ATTP. Bên cạnh đó sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng, ATTP nông sản nhập khẩu. “Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng” - ông Tiệp khẳng định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận