Trái cây Hà Nội vào mùa... rớt giá
Bên cạnh đó, mặt hàng vải sấy khô, đóng gói khoảng ba năm gần đây Trung Quốc đã ngừng nhập hoàn toàn khiến bài toán đầu ra cho sản phẩm thật sự gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh việc mở rộng thêm thị trường xuất khẩu thì việc mở rộng thị trường trong nước luôn được đặt trọng tâm mỗi vụ thu hoạch vải.
Đại diện hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương cho hay năm nay sản lượng vải thiều dự kiến tăng lên 190.000 tấn quả tươi. Trong đó tiêu thụ trong nước chiếm 60%, còn lại 40% chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Indonesia... Do thị trường phía Nam chưa ổn định, thiếu thông tin thị trường và phụ thuộc nhiều vào thương lái nên lãnh đạo các tỉnh mong muốn thực hiện kết nối chủ động, mạnh mẽ hơn nữa với các chợ đầu mối, đơn vị bán lẻ để trái vải thiều tiêu thụ thuận lợi và có giá cả hợp lý.
Bà Nguyễn Thị Hồng, phó chủ tịch UBND TP.HCM, đề nghị lãnh đạo các tỉnh xác định được đầu mối mua cụ thể để tạo điều kiện cho việc liên kết phân phối không chỉ trong năm nay mà về lâu dài cho những năm hợp tác tiếp theo. “TP.HCM sẵn sàng hợp tác, kết nối tạo điều kiện để giải quyết đầu ra cho nông sản cũng như tăng giá trị gia tăng cho người nông dân sản xuất” - bà Hồng khẳng định.
Đại diện hệ thống Saigon Co.op cho biết rất đáng tiếc khi hiện nay vải thiều miền Bắc kinh doanh tại siêu thị là từ một đầu mối nhập từ Ninh Thuận chứ không phải Bắc Giang hay Hải Dương. Hiện sản lượng kinh doanh tại siêu thị này khoảng 10 tấn/ngày và với chủ trương nông sản trong nước luôn là ưu tiên hàng đầu, Saigon Co.op sẽ hỗ trợ, cố gắng tiếp tục nhập thêm trái vải, tăng sức mua để sản phẩm này được tiêu thụ nhiều hơn nữa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận