Phóng to |
Theo báo cáo, dù thực hiện được 21 cải cách từ năm 2005, nhiều nhất trong khu vực Đông Á, nhưng xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn không có nhiều cải thiện.
Theo bà Wendy Werner, Giám đốc chương trình tư vấn môi trường đầu tư khu vực Đông Á-Thái bình dương của Tập đoàn Tài chính quốc tế (thành viên nhóm WB), Việt Nam cần làm nhiều hơn nữa để duy trì năng lực cạnh tranh, đặc biệt là trong các quy định về hoạt động của doanh nghiệp.
Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2014 xem xét mức độ cải thiện các quy định về kinh doanh, đầu tư trên văn bản, luật pháp trong khoảng thời gian từ tháng 7-2012 đến 6-2013. Trong đó, Việt Nam được ghi nhận tăng cường bảo vệ nhà đầu tư bằng cách thắt chặt quy định về công khai thông tin với các công ty niêm yết trong trường hợp giao dịch với bên liên quan; cấp phép thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên.
Việt Nam cũng có cải cách nổi bật trong các lĩnh vực quy định liên quan đến vay vốn và bảo vệ nhà đầu tư.
Tuy nhiên, điểm trừ với môi trường kinh doanh của Việt Nam là chi phí đóng thuế của doanh nghiệp tăng lên do quy định tăng mức đóng bảo hiểm xã hội với người sử dụng lao động.
Trong khi đó, khá nhiều nền kinh tế ở châu Á góp mặt trong Top 10: Singapore xếp hạng nhất, theo sau là khu tự trị hành chính Hong Kong (Trung Quốc), Malaysia và Hàn Quốc.
Các điển hình nổi bật được nhấn mạnh năm nay gồm có hệ thống tòa án điện tử của Hàn Quốc, hệ thống kê khai và trả thuế điện tử của Malaysia và hệ thống thương mại điện tử một cửa của Singapore.
Philippines có mặt trong các nền kinh tế có nhiều cải thiện nhất: hệ thống kê khai và nộp thuế hoàn toàn trên mạng, đơn giản hóa cấp phép sử dụng và giải phóng mặt bằng, đảm bảo quyền của người đi vay được tiếp cận dữ liệu của họ trong cơ quan tín dụng lớn nhất nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận