Phóng to |
Người dân thu hoạch lúa ở huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) - Ảnh: Đức Vịnh |
Đáng lưu ý, theo quyết định phê duyệt đề án ưu tiên phát triển các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao 2013-2020 của Thủ tướng chính phủ mà Bộ Công thương đã hoàn thành đến dự thảo lần hai, Bộ Công thương nêu 7 tiêu chí được coi là ngành có lợi thế cạnh tranh và được hỗ trợ lớn.
Đó là các ngành có thâm dụng lao động; ngành sử dụng tài nguyên, nguyên liệu có sẵn trong nước; ngành được hưởng lợi nhờ chính sách phát triển lĩnh vực, chính sách hội nhập, cam kết mở rộng thị trường; ngành còn có dư địa đầu tư lớn; ngành có thị trường xuất khẩu tốt hoặc có nhu cầu trong nước lớn; ngành có công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ liên quan mà trong nước phát triển được; ngành có công nghệ trong nước phát triển, chú trong phát triển kinh tế xanh.
Dự thảo quyết định của Thủ tướng do Bộ Công thương soạn đã quy định 28 ngành có lợi thế cạnh tranh cao, điển hình là trồng lúa, trồng điều, trồng cây ăn quả, hồ tiêu, cao su, khai thác thủy sản biển, nuôi trồng thủy sản nội địa, công nghiệp dệt, sản xuất xe có động cơ, xây dựng công trình đường bộ, vận tải ven biển và viễn dương, dịch vụ cảng biển, điều hành bay, lưu trú ngắn ngày, dịch vụ cung cấp Internet và lập trình máy vi tính, công nghiệp sản xuất thuốc, hóa dược, công nghiệp sản xuất trang phục… |
Theo Bộ Công thương, các ngành, lĩnh vực nào đáp ứng cả 7 tiêu chí trên hoặc đa số các tiêu chí thì được lựa chọn là ngành có lợi thế cạnh tranh cao 2013-2020.
Đề án do Bộ Công thương soạn thảo đề nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thêm với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao, áp dụng trong 10 năm. Đồng thời, doanh nghiệp thuộc diện có lợi thế sẽ được ưu tiên sử dụng vốn vốn vay ưu đãi ODA, ưu đãi thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, hỗ trợ xây dựng thương hiệu…
Ông Lê Văn Khoa, Phó Giám đốc Sở Công thương TP. HCM đề nghị bổ sung hai ngành thêm vào danh sách ngành có lợi thế cạnh tranh, gồm chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì cho rằng mới thấy 2 lĩnh vực liên quan đến chế biến trong 10 ngành nông nghiệp được đưa vào diện ngành có lợi thế cạnh tranh cao là thủy sản và cao su. “Lẽ ra cần tập trung vào chế biến chứ không phải sản xuất nhưng danh sách lại ít đề cập đến các doanh nghiệp chế biến”, vị này nói.
Một số đại biểu cũng đề nghị cần xem lại quan điểm về lợi thế cạnh tranh để chọn ra ngành có lợi thế cạnh tranh cao từ 2013-2020…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận