Phóng to |
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất để thu hút tiền gửi - Ảnh: Thanh Đạm |
- Hiện tượng cạnh tranh huy động tiền gửi vào các tháng cuối năm đã được chúng tôi dự báo từ đầu năm, có mấy nguyên nhân chính sau: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang có xu hướng tăng chút ít, như tháng 8 tăng 0,63%, tháng 9 Hà Nội thông báo tăng 2,47%. Xu hướng CPI tăng trở lại sau nhiều tháng tăng thấp, thậm chí âm khiến người gửi tiền và các ngân hàng (NH) thương mại đều kỳ vọng lãi suất khó có thể giảm thêm.
Ngoài ra việc huy động mới một phần để bù đắp vào nợ xấu, phần khác để dự phòng thanh khoản, còn lại mới để cho vay mới. Điều này khiến cầu huy động tăng lên và chi phí huy động cũng cao hơn, lãi suất cho vay vì thế bị đẩy lên chút ít trong khi tín dụng mới tăng rất chậm.
Tiền gửi của doanh nghiệp (tiền gửi thanh toán) ở nhiều NH có xu hướng giảm mạnh do tiêu thụ hàng hóa khó khăn, tồn kho lớn, thanh khoản ngắn hạn của doanh nghiệp giảm mạnh. Điều này cũng gây thêm áp lực tăng huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư của các NH.
Nhu cầu về vốn và tiền mặt vào các tháng cuối năm thường rất lớn do yếu tố mùa vụ, đòi hỏi các NH phải có nguồn vốn đáp ứng và tăng cường dự phòng thanh khoản, điều này càng trở nên phức tạp khi thị trường liên NH hoạt động hạn chế. Vì vậy đẩy huy động lên ngay từ bây giờ là giải pháp mà các NH nhỏ buộc phải lựa chọn.
Phóng toÔng Lê Xuân Nghĩa -Ảnh: T.ĐẠM* Tín dụng tăng thấp hiện nay thách thức thế nào đến hệ thống NH và nền kinh tế? Giải quyết tình trạng này thế nào, thưa ông?
- Hệ thống NH và cả nền kinh tế đang đứng trước một thách thức sống còn, đó là nợ xấu trong điều kiện tổng cầu giảm mạnh và thị trường bất động sản đóng băng. Để giải quyết vấn đề này, ngoài sự nỗ lực của từng NH và doanh nghiệp, nhất thiết phải có vai trò quyết định của Chính phủ như là người “tạo lập thị trường” mạnh nhất và cuối cùng. Nếu chúng ta chần chừ, không giải quyết nhanh nợ xấu để phá băng tín dụng thì doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng và cả các NH sẽ nản lòng.
NH Nhà nước đã trình Chính phủ đề án xử lý nợ xấu nhưng dường như dư luận xã hội chưa thật đồng thuận, chứng tỏ chưa thấy hết quy mô của nợ xấu và ảnh hưởng dai dẳng của nó đối với nền kinh tế.
* Theo ông, cần thời gian bao lâu để xử lý dứt điểm nợ xấu?
- Đầu năm 2012, NH Thế giới trong báo cáo tại hội nghị các nhà tài trợ có nhận định: kinh tế VN dường như đang bước vào một thời kỳ tăng trưởng thấp. Nhận định này hàm ý rằng tăng trưởng thấp của VN chỉ có tính chu kỳ (một vài năm). Tôi sợ rằng tăng trưởng thấp của chúng ta không thuộc dạng chu kỳ mà là dạng cấu trúc với sức ỳ rất lớn. Sức ỳ này có liên quan mật thiết đến các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và năng suất. Nó kéo dài bao lâu phụ thuộc vào việc chúng ta tái cơ cấu nền kinh tế như thế nào mà nền tảng là tái cơ cấu hệ thống NH, trong đó tập trung xử lý nợ xấu và phòng vệ nó trong dài hạn.
Phải giảm lãi suất cho vay dưới 10%/năm Ngày 20-9, Phòng Thương mại và công nghiệp VN tổ chức hội thảo “Kết nối ngân hàng và doanh nghiệp”. Ông Lê Văn Thành, chủ tịch Công ty cổ phần thể thao Động Lực, cho biết lãi suất cho vay 10% thì doanh nghiệp mới có thể yên tâm sản xuất kinh doanh ổn định. Hiện nay lãi suất đi vay khoảng 13-15%/năm vẫn là quá cao mà doanh nghiệp cũng không thể vay nổi. Cùng với việc doanh thu giảm sút, chỉ riêng năm nay công ty này phải cho hàng trăm lao động nghỉ việc.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận