Phóng to |
Giáo sư Nguyễn Mại - Ảnh: C.V.K. |
- Nhiều người cứ lo tăng giảm trừ gia cảnh sẽ mất mấy ngàn tỉ đồng. Nói thế là chưa chính xác. Thực tế mỗi năm đều có một lượng người có thu nhập tăng, Nhà nước sẽ nhanh chóng bù được. Ngành tài chính cũng không nên lo thất thu. Nếu cứ lo thu để đủ chi sẽ không bao giờ cải cách hành chính được, mà cũng không bao giờ đủ. Giàu như Mỹ, EU cũng luôn bội chi ngân sách. Họ đều phải đi vay tới 40-50% GDP. Nếu cứ lo thu để đủ chi thì rất không ổn. Không nên để dân cảm thấy họ bị thiệt thòi. Lương thì không tăng, lạm phát thì cao, trong khi phí đang đề xuất thêm mấy loại nữa, dân có cảm giác “trăm dâu đổ đầu tằm”...
* Ông có cho rằng mức huy động vào ngân sách của VN hiện nay đang khá cao?
- Tôi cho là rất cao chứ không còn là cao nữa. Trong mục tiêu thu vào ngân sách của chúng ta, ngành tài chính nhiều năm huy động vượt cả mức trong kế hoạch. Theo báo cáo Đại hội Đảng của Bộ Kế hoạch - đầu tư, trong giai đoạn 2006-2010 chúng ta đã huy động vào ngân sách tới 28% GDP. Mức chung các nước khoảng 15-16%, phần lớn 17-18%. Trước đây, VN khoảng 18%, nhưng sau đó cứ tăng dần lên 21%, rồi tới 28%. Việc thu cao như thế dẫn đến ba điều: thứ nhất, người dân sẽ không còn nhiều tiền để tiêu dùng trong khi tiêu dùng chính là một trong những yếu tố kích thích sản xuất. Thứ hai, doanh nghiệp khó có tích tụ để đổi mới công nghệ, tăng quy mô để phát triển lớn hơn. Và thứ ba, do thu nhiều rồi đầu tư nhiều dẫn đến lương bổng công chức không đủ sống... Tóm lại là phải giảm thuế. Nhà nước đã nhận ra điều này và Bộ Tài chính đã nêu sẽ giảm một số loại thuế trong chiến lược ngành. Nên nhất quán cái này, mức huy động chung vào ngân sách chỉ nên 20-22% GDP!
* Các nước đều thu được nhiều từ thuế thu nhập cá nhân nên nhiều lãnh đạo ngành thuế không muốn “nới” cái này. Trong khi ở VN còn nhiều khoản khác đáng ra cần tập trung thu hơn?
- Theo tôi, nên tập trung thu nhiều hơn chính là thuế bất động sản, thuế tài nguyên. Trong hành thu cũng nên xem lại để chống thất thu với hình thức thuế khoán. Thất thu đã rất rõ, chỉ mỗi cái chuyển giá, chúng ta chống một năm mà đã thu được tới cả ngàn tỉ đồng. Các nhà đầu tư nước ngoài, các “đại gia” bất động sản đã thu được không biết bao nhiêu tiền khi làm các khu đô thị ở VN, nhưng Nhà nước thu được không đáng kể. Thuế khai thác các loại tài nguyên cũng có thể tăng lên. Và hình thức thuế khoán, do cán bộ thuế và các hộ kinh doanh thỏa thuận, có ý kiến cho rằng có sự thỏa thuận ngầm, hai bên tự định rồi chia mức chênh lệch 50-50.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận