Phóng to |
Khai thác than tại mỏ than Hà Tu (Quảng Ninh) - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Năm 2011: TKV sẽ nhập khoảng 200.000 tấn than Theo ông Vĩnh Như - giám đốc Công ty cổ phần Than miền Nam (thành viên của TKV), năm 2011 nhu cầu phía Nam ước sử dụng khoảng 2 triệu tấn than, dự kiến nhu cầu sẽ tăng trung bình 10%/năm trong các năm tiếp theo. Mức cầu này chưa tính lượng than mà các nhà máy nhiệt điện hiện đang đầu tư và sẽ đưa vào hoạt động trong các năm tới. Theo tính toán chưa đầy đủ, hiện lượng than nhập khẩu của năm 2011 chiếm khoảng 10% tổng lượng than tiêu thụ trên thị trường khu vực phía Nam, tương ứng khoảng 200.000 tấn/năm. Số lượng này cũng chưa tính lượng than của Nhà máy nhiệt điện Formosa tự nhập khẩu trung bình trên 600.000 tấn/năm kể từ khi đi vào hoạt động đến nay. |
Tâm lý doanh nghiệp bao giờ cũng muốn khai thác, tìm cách bù lỗ, tìm cách năm sau khai thác cao hơn năm trước, chạy theo thành tích. Như thế có thể có lợi cho một doanh nghiệp, nhưng tổng thể cả đất nước thì không lợi. Nhà nước phải cân đối lại.
Có hai quan điểm: thứ nhất là khoáng sản chưa chế biến sâu được thì để đấy, giá trị chắc chắn sẽ tăng; thứ hai là tận dụng ngay, lấy đó làm vốn. Tư duy thứ hai thường là của nước nghèo. Tôi nghĩ VN đã đến giai đoạn không đến nỗi phải đào hầm, đào mỏ, xẻ thịt tài nguyên bán mấy chục triệu tấn/năm như thế nữa.
* TKV muốn bán than vì cho rằng bán đã được giá khá cao, tới 300 USD/tấn. Nhưng sắp tới nhập thì có thể giá VN phải mua còn cao hơn nhiều?
- Tôi nghĩ đó là thực tế. Với giá 300 USD/tấn trong khi giá bán than trong nước chỉ khoảng 100 USD/tấn nên doanh nghiệp nào vào vị trí của TKV chắc đều muốn xuất khẩu nhiều cả. Nhưng tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu những năm tới, nhất là sau năm 2015 các nước đều biết là VN thiếu, năng lực khai thác của TKV không đủ. Nhà máy điện đã có rồi, không thể đóng cửa, trong khi than đến nay vẫn chưa ký được hợp đồng mua.
Ai cũng hiểu không thể để mặc tình trạng thiếu điện nên tôi nghĩ các nhà quản lý cần cảnh giác việc nhập khẩu là rất khó khăn. Bán than được 300 USD/tấn không hẳn là mừng. Chúng ta đã có bài học trước đây giá dầu 70 USD/thùng, có người nói không bán đi đợi đến bao giờ. Nhưng nay mới thấy bán được giá đó vẫn quá thấp...
* Vậy theo ông, có cần hạn chế xuất khẩu than bằng biện pháp mạnh hơn?
- Tài nguyên của VN rất có hạn, ta đã khai thác khá mạnh thời gian qua. Nên biết giữ cái gì ta có, nhất là khi biết chắc sẽ thiếu. Chính phủ cũng đã chỉ đạo ngừng cấp phép mới khai thác tài nguyên. Việc này không nên dừng ở các doanh nghiệp nhỏ.
Vì an ninh năng lượng thời gian tới, trước khi cấm hẳn xuất khẩu than, theo tôi, nên tiếp tục tăng thuế xuất khẩu than. Thuế xuất khẩu than mới được tăng 5%, lên 20%. Nhưng tôi cho rằng 20% với một tài nguyên như than vẫn là thấp, cần tiếp tục tăng. Nếu một doanh nghiệp tư mà khai thác than, bán được tới 300 USD/tấn thì tôi nghĩ Nhà nước đã điều chỉnh thuế, tăng huy động vào ngân sách rồi.
Cần tính toán tăng thu vì than là tài nguyên chung, không nên để chỉ một nhóm, một ngành được hưởng lợi trực tiếp, mà Nhà nước phải điều phối. Bên cạnh đó cần siết chặt, tăng chế tài để ngăn ngừa, chống việc xuất lậu than, gian lận số lượng trong khai thác, xuất khẩu than... Đây không chỉ là thất thoát của ngành than mà là thất thoát của quốc gia.
Trong một số hội thảo đã có chuyên gia cho rằng thất thoát trong khai thác, vận chuyển than rất lớn, có thể lên đến 30%. TKV cần cho xã hội biết chi phí và thất thoát từng khâu của mình.
* Nhiều ý kiến cho rằng việc xuất khẩu, khai thác hiện tại cần tính trên nhu cầu sắp tới của VN, nếu cứ vì nhu cầu đầu tư của ngành than thì sẽ không bao giờ dừng lại được?
- VN đang công nghiệp hóa, nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu mới ở bước khởi đầu, nên tiết kiệm phải là ưu tiên hàng đầu. Nếu nhìn vào quy hoạch điện 7 vừa được Chính phủ phê duyệt thì nhu cầu than cho phát điện thôi đã rất lớn. Năm 2015 sẽ phải nhập khoảng 6 triệu tấn, năm 2025 sẽ lên đến vài chục triệu tấn. Nếu cứ nói phải xuất khẩu để lấy tiền đầu tư mỏ mới thì đến lúc có năng lực rồi chúng ta còn than để khai thác nữa không? Mà lúc đó than liên quan đến điện, khả năng thiếu điện có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
Khai thác than ngày càng khó Chiều 1-12, trao đổi về việc VN ồ ạt xuất khẩu than, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản Nguyễn Văn Thuấn phân tích: - Ở VN, nơi đang khai thác than nhiều nhất là bể than Quảng Ninh nhưng trữ lượng tại đây không nhiều. Trữ lượng than ở bể than Quảng Ninh hiện vẫn còn, nhưng việc khai thác đã bước vào giai đoạn ngày càng khó khăn. Bề mặt than ở bên trên đã được khai thác và muốn khai thác tiếp phải đào sâu xuống, nên để khai thác được chắc chắn giá thành sẽ ngày càng cao. Ngay với bể đồng bằng sông Hồng được dự báo rất lớn, số dự báo lên tới 200 tỉ tấn. Nhưng nói thật đây mới chỉ là dự báo dựa trên cơ sở các lỗ khoan thăm dò dầu khí trước đây, còn hiện tại chưa có điều tra đánh giá cơ bản nên không có cơ sở nói là có trữ lượng lớn về than. * Nhưng thưa ông, thực tế Việt Nam đã phải nhập khẩu than và TKV vẫn xuất khẩu hàng triệu tấn than. Điều này được lý giải như thế nào? - Tôi khẳng định trong điều kiện khai thác than phục vụ nền kinh tế không đủ đương nhiên việc xuất khẩu than sẽ phải hạn chế, hạn chế tới mức tối thiểu. Vấn đề hiện nay có chuyện chúng ta đang đối mặt là giá thành than chúng ta bán cho các ngành kinh tế tiêu thụ trong nước được thực hiện dựa trên giá quy định của Chính phủ, giá bán không cao nên TKV cũng có những khó khăn. Vì vậy, thời gian vừa rồi TKV có đề xuất Chính phủ được bán xuất khẩu một số loại than khi nền kinh tế của chúng ta tiêu thụ chưa hết, những loại than tốt mà chúng ta thấy tiêu thụ ở trong nước có giá không cao bằng giá xuất khẩu khi thị trường nước ngoài đang có nhu cầu cao và giá cũng cao hơn. * Theo ông, chiến lược về tài nguyên khoáng sản của Việt Nam nói chung và tài nguyên than tới đây cần phải điều chỉnh như thế nào? - Với việc xuất khẩu than thì đây chỉ là tạm thời. Còn với chiến lược tài nguyên khoáng sản trong đó có cả than, vừa qua Bộ Tài nguyên - môi trường đã có dự thảo trình Chính phủ. Chiến lược này sẽ khắc phục và chấn chỉnh những bất cập trong khai thác khoáng sản hiện nay. Quan điểm của chiến lược thứ nhất là ưu tiên đầu tư cho điều tra cơ bản địa chất khoáng sản cả đất liền lẫn ngoài biển và hải đảo. Thứ hai, việc thăm dò khai thác khoáng sản cần phải được chế biến sử dụng có hiệu quả. Thứ ba, phải cân đối giữa việc khai thác với dự trữ khoáng sản nhằm phát triển ngành khai khoáng bền vững, đảm bảo lợi ích lâu dài của quốc gia. Như vậy có nghĩa là chúng ta không thể khai thác khoáng sản bằng bất cứ giá nào, không phải chúng ta có nhiều khoáng sản mà cứ đào bới như trong thời gian qua. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận