11/10/2011 07:50 GMT+7

Giá dầu giảm nhỏ giọt, xăng đứng yên

Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu
Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu

TT - Từ trưa 10-10, giá bán lẻ dầu diesel và dầu hỏa đã giảm tương ứng 400 và 300 đồng/lít. Trong xu hướng giá xăng dầu nhập khẩu giảm mạnh, nhiều ý kiến cho rằng mức giảm mặt hàng dầu chưa tương ứng.

5SfVWF0B.jpgPhóng to
Giá dầu giảm sẽ giúp giảm chi phí cho sản xuất, trong đó có đánh bắt hải sản. Trong ảnh: ngư dân cảng cá Mỹ Tho, Tiền Giang bơm dầu chuẩn bị ra khơi chiều 10-10 - Ảnh: Mễ Thuận
RrC4vjD7.jpgPhóng to

Ông Trần Bảnh, chủ tàu cá QNG 98416 (Đức Phổ, Quảng Ngãi), bơm dầu tại cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng - Ảnh: Đăng Nam

Yêu cầu giảm giá xăng, dầu mazut nhằm giảm áp lực giá cả cho người dân và đầu vào cho doanh nghiệp tiếp tục được đặt ra bằng cách sửa những bất cập trong quy định điều hành giá xăng dầu.

Đã có lời cao

"Ngay từ khi đưa ra quy định lấy giá cơ sở theo mức tính trung bình 30 ngày, tôi đã không ủng hộ. Với khoảng thời gian quá dài như vậy, khi giá thế giới biến động thì trong nước không thể tăng giảm kịp thời"

Theo thông báo ngày 10-10 của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá dầu diesel được giảm từ 20.800 đồng/lít xuống còn 20.400 đồng/lít. Giá dầu hỏa được điều chỉnh giảm từ 20.500 đồng còn 20.200 đồng/lít.

Theo Bộ Tài chính, căn cứ để giảm giá là do giá xăng dầu thế giới giảm, đồng thời bộ cũng quyết định giảm giá bán lẻ sau khi thực hiện kiểm tra, rà soát phương án đăng ký giá của doanh nghiệp và thống nhất với Bộ Công thương. Thông báo điều chỉnh giá bán lẻ này cũng nêu rõ giá bán lẻ xăng và dầu mazut, trích quỹ bình ổn và các mức thuế nhập khẩu đối với xăng, dầu vẫn giữ mức ổn định như hiện hành.

Tính toán của một số đầu mối nhập khẩu xăng dầu cho thấy giá cơ sở đối với mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa trung bình 30 ngày theo công thức tính tại nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu đã bắt đầu có điều kiện để giảm giá bán lẻ, tuy nhiên mức giảm chưa rõ rệt. Nguyên nhân do khoảng tuần thứ hai của tháng 9-2011 giá hai mặt hàng này vẫn đứng ở mức 124-126 USD/thùng, trong đó có một số phiên lên 127-128 USD/thùng. Nhưng càng về cuối tháng 9 và đầu tháng 10, giá tại Singapore (dùng làm giá tham chiếu tính giá cơ sở) giảm mạnh. Giá nhập khẩu hiện nay đã giảm khoảng 800-1.000 đồng/lít so với giá trung bình tháng 8 và tháng 9-2011.

Theo một số nguồn tin trong lĩnh vực xăng dầu, động thái giảm giá này chủ yếu dựa trên tính toán từ giá vốn thực tế của doanh nghiệp. Giá vốn được tính theo chi phí thực tế và giá thực nhập theo từng lô hàng cụ thể. Giám đốc một đầu mối nhập khẩu xăng dầu khu vực phía Nam cho biết các lô hàng xăng và dầu nhập về trong khoảng một tuần trở lại đây doanh nghiệp có mức lời cao.

Diễn biến giá xăng nhập khẩu và giá bán lẻ trong nước

Thời điểm<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Giá nhập khẩu

Giá bán lẻ trong nước

26-8

16.000 đồng/lít

20.800 đồng/lít

6-10

15.400 đồng/lít

20.800 đồng/lít

Bước đầu giảm chi phí

Các chuyên gia phân tích nếu so sánh giá ngày 6-10 với ngày 26-8 (thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu lần trước) thì giá nhập khẩu có chênh lệch lớn. Cụ thể, giá dầu diesel đã giảm hơn 900 đồng/lít và dầu hỏa giảm gần 800 đồng/lít. Tuy nhiên, nếu tính cả lần giảm giá ngày 26-8, thì giá dầu diesel mới chỉ giảm được tổng cộng 700 đồng/lít, dầu hỏa 600 đồng/lít, sau khi tăng giá mạnh suốt từ cuối tháng 3-2011.

Các doanh nghiệp vận tải cho biết đợt giảm giá dầu ngày 26-8 rất ít đơn vị giảm giá cước do mức giảm 300 đồng/lít không có tác động nhiều. Tuy nhiên, đợt giảm giá lần này được thêm 400 đồng/lít, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lại giá cước trong 1-2 ngày tới. Theo ông Thái Văn Chung - tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, cộng cả hai lần giảm giá trên, cước vận tải mới giảm được khoảng 5%.

Anh Trần Văn Dũng, chủ của năm cặp ghe tại huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu), cho biết: “Riêng tiền dầu, mỗi chuyến đi biển một cặp ghe ngốn trên 900 triệu đồng. Nay giá dầu giảm, phần chi phí giảm được khoảng 18 triệu đồng”. Còn anh Nguyễn Văn Hiếu, ngư dân ở Long Điền, cho biết giá dầu giảm nhưng chỉ có cá mực tăng thêm khoảng 20.000 đồng/kg, trong khi các loại cá tạp lại giảm 5.000-6.000 đồng/kg xuống chỉ còn chưa tới 4.000 đồng/kg hiện nay. “Tính ra tiền giảm giá xăng dầu còn chưa bù đắp được tiền giảm giá cá” - anh Hiếu nói.

Trong khi đó, ông Trần Nam Phong - tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển quốc tế Thắng Lợi - cho biết việc giảm giá cho dầu diesel mà không “đoái hoài” gì đến dầu mazut - vốn được dùng rất nhiều trong nhiều ngành công nghiệp nặng hiện nay - là một thiệt thòi cho các doanh nghiệp sản xuất khối ngành hàng như dệt, nhuộm, thép...

Theo các chuyên gia, nên tiếp tục xem xét giảm giá thêm để chia sẻ với ngư dân và các đơn vị vận tải, từ đó có tác động gián tiếp lên việc giảm giá hàng hóa khác. Theo đó, cơ sở để giảm giá là đưa thuế nhập khẩu về lại mức 0% thay cho mức 5% áp dụng từ cuối tháng 6 vừa qua.

Sớm sửa quy định 30 ngày

Diễn biến giá xăng A92 tại thị trường Singapore trong các phiên giao dịch tuần trước vẫn tiếp tục đứng ở mức 116-119 USD/thùng. Trong khi khoảng mười ngày trước đó, doanh nghiệp đã có lời 800-900 đồng/lít. Đà giảm của giá xăng A92 được ghi nhận rõ rệt hơn giá dầu hỏa và dầu diesel. Từ cuối tháng 9, giá dầu hỏa và diesel giao dịch chủ yếu ở mức 120 USD/thùng, trong khi xăng A92 dao động khoảng 116-118 USD/thùng, thậm chí có phiên chỉ 114-115 USD/thùng.

Thế nhưng giá xăng vẫn giậm chân tại chỗ nhiều ngày qua. Phụ trách kinh doanh xăng dầu một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho biết nguyên nhân là vướng quy định giá cơ sở trung bình 30 ngày tại nghị định 84.

Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu cho biết giá bán lẻ xăng A92 đã có thể giảm nếu thị trường xăng dầu trong nước được biến động theo giá thế giới. Quan điểm của ông là nên để giá trong nước tăng giảm theo giá nhập khẩu, thay vì cứng nhắc theo giá cơ sở 30 ngày sẽ làm mất cơ hội giảm giá cho người dân và tăng giá cho doanh nghiệp khi cần.

TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, cũng cho rằng phải giải quyết câu chuyện kéo dài thời gian tính giá cơ sở bằng cách tách dự trữ xăng dầu ra khỏi hoạt động kinh doanh của các công ty nhập khẩu. Ông Phong cho rằng cần có quỹ an ninh năng lượng. Quỹ này phải do Nhà nước thành lập và chịu trách nhiệm đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng cho quốc gia.

Một trong những vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đưa thị trường xăng dầu hoạt động “bình thường” hơn là cần xóa bỏ tình trạng độc quyền. Hiện nay chỉ có 11 đầu mối được phép nhập khẩu xăng dầu. TS Nguyễn Minh Phong dẫn số liệu từ Bộ Công thương: PVOil hiện chiếm 25%, Petrolimex chiếm khoảng 55% thị trường xăng dầu cả nước... cho thấy thị trường chỉ nằm trong tay các “ông lớn”.

Do đó, về lâu dài biện pháp căn bản vẫn là dần tạo lập thị trường có cạnh tranh. Cần mở rộng đối tượng doanh nghiệp được tham gia nhập khẩu xăng dầu. Càng nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, tính cạnh tranh càng cao và người tiêu dùng càng có lợi.

Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên