Hiện nay, ở nhiều nơi nông dân đã lắp đặt hệ thống tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt để chủ động nhân công, thời gian và tiết kiệm nước. Nhìn chung, đây là việc tự phát và làm theo kinh nghiệm (học tập lẫn nhau hoặc vừa làm vừa rút kinh nghiệm) chứ ít khi được các chuyên gia, các nhà khoa học hướng dẫn cũng như chưa có sự tham gia thiết kế cả hệ thống của các doanh nghiệp.
Do đó, các nhà cung cấp thiết bị nông nghiệp (hoặc các doanh nghiệp tư vấn độc lập) trong nước nên quan tâm đến việc tư vấn, hỗ trợ thiết kế và cung cấp các thiết bị tưới tự động cho nhà nông, với các vấn đề cần quan tâm:
Thứ nhất, các nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp cần khảo sát điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, loại cây trồng, tập quán sản xuất của nông dân... ở từng vùng để có những hình thức tư vấn, hướng dẫn, thiết kế hợp lý cho nông dân loại hình tưới tiết kiệm và cung cấp những hệ thống và thiết bị tưới phù hợp. Thứ hai, các nhà sản xuất thiết bị, vật tư nông nghiệp, nông dược... cần liên kết với nhau để cùng xây dựng các dịch vụ tư vấn về sản xuất nói chung và về xây dựng hệ thống tưới tự động nói riêng để giảm chi phí, giá thành, tăng năng suất và lợi nhuận cho nông dân, qua đó cũng làm lợi cho các doanh nghiệp. Thứ ba, trong quá trình hướng dẫn nông dân lắp đặt hệ thống tưới tự động, doanh nghiệp cần ưu tiên sử dụng các thiết bị trong nước (như ống nước, béc phun, các loại van, máy bơm...).
Tóm lại, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, sản xuất hệ thống tưới tự động là nhu cầu khá lớn của nông dân, nhất là các vùng chuyên canh, rất cần các doanh nghiệp trong nước quan tâm đầu tư lĩnh vực này. Một mặt tư vấn, giúp đỡ nông dân, qua đó cũng là một lĩnh vực đầu tư khá mới mẻ và có hiệu quả.
Bạn tôi là một giáo viên dạy môn lịch sử có tâm huyết với nghề. Cô ấy luôn tìm tòi những phương pháp tích cực để giúp học trò yêu thích môn học của mình và nắm vững kiến thức lịch sử, nhất là lịch sử Việt Nam. Lồng ghép sử ca Việt Nam vào bài giảng là một trong những cách mà cô ấy thường sử dụng để làm cho tiết dạy của mình được sinh động và hấp dẫn hơn với học trò.
Để chọn một bài hát thích hợp cho tiết dạy của mình, cô ấy phải mất nhiều thời gian tìm kiếm băng, đĩa hay tải từ mạng Internet về. Mặc dù hiện nay, ngoài thị trường cũng như trên mạng có rất nhiều bài sử ca nhưng chưa được hệ thống thành một bộ sưu tập hoàn chỉnh dành cho chương trình giảng dạy lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông. Để có một bộ đồ dùng dạy học với tên gọi “Sử ca Việt Nam”, theo tôi, nên hệ thống lại các bài hát theo chương trình lịch sử ở từng khối lớp. Ví dụ, trong chương trình lịch sử 7, phần lịch sử Việt Nam từ thời Ngô Quyền đến thời Quang Trung - Nguyễn Huệ có rất nhiều nhạc phẩm sử ca Việt Nam rất hay. Bóng cờ lau (Hoàng Quý) nói về Đinh Bộ Lĩnh, Hội nghị Diên Hồng (Lưu Hữu Phước) nói về cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông... là những nhạc phẩm có thể lồng ghép vào trong tiết dạy.
Sau khi có danh mục các bài hát cụ thể, chúng ta nên liên hệ với tác giả để xin phép được sử dụng tác phẩm với mục đích giáo dục và để tránh rắc rối trong việc tác quyền. Bước tiếp theo, chúng ta sẽ liên kết với những trung tâm băng nhạc có uy tín và kinh nghiệm trong việc sản xuất những băng, đĩa nhạc truyền thống để ghi âm bài hát và phát hành ra thị trường.
Từ ngày 5 đến 11-6-2001, ban tổ chức cuộc thi “Sản phẩm mới, dịch vụ mới tôi cần” đã nhận được bài dự thi của các độc giả: Kim Hiền (Tiền Giang), Quốc Dũng, Chiêu Dương (Trà Vinh), Thúy Nga (Vũng Tàu), Thu Bích (Đà Nẵng), Ngọc Quang (Bến Tre), annie.trannguyen@gmail.com. BTC trân trọng cảm ơn và tiếp tục chào đón bài dự thi của quý độc giả tại địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) hoặc email: thihangviet@tuoitre.com.vn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận