Phóng to |
Ông Nguyễn Bá Ân - Ảnh: Q.Thanh |
- Theo tôi là có tác dụng, có phát huy hiệu quả. Nhưng việc cắt giảm đầu tư công vừa qua chủ yếu là những công trình, dự án mới chưa triển khai, tạm dừng lại. Còn diện phải điều chỉnh, kiên quyết rà soát những công trình, dự án không hiệu quả, có một số địa phương làm được, một số làm chưa quyết liệt. Do vậy cần quyết liệt hơn trong việc rà soát để phát hiện những công trình, dự án đầu tư dàn trải, kém hiệu quả và kiên quyết dừng lại. Đến nay không phải nơi nào cũng quyết liệt làm điều này.
"Đầu tư công càng lớn thì vấn đề giải quyết tham nhũng, lãng phí càng khó. Vì vậy, tới đây đầu tư công của Nhà nước nên tập trung nhiều vào hình thức hợp tác công - tư để huy động nhiều nguồn vốn và như vậy sẽ quản lý tốt hơn" |
- Tôi cho rằng bản thân cơ chế quản lý các đầu tư công đương nhiên xảy ra tình trạng như vậy. Đã phân cấp cho địa phương thì việc cắt giảm hay tiếp tục là quyền của địa phương.
Do vậy, chủ trương cắt giảm là đúng, cần thiết, nhưng với cơ chế như vậy nên chỉ phát huy tác dụng phần nào đó thôi. Hay nói cách khác việc cắt giảm đầu tư công cũng có thể làm nhưng chỉ mức độ, còn làm triệt để rất khó. Có trường hợp rõ ràng là ở địa phương này chưa cần công trình, dự án đó nhưng cũng không dễ để điều chuyển sang địa phương khác.
Tuy nhiên, cần thấy rằng việc cắt giảm đầu tư công chỉ có ý nghĩa trước mắt trong kiềm chế lạm phát, còn bài toán tổng thể lâu dài phải giải quyết ở khâu cơ chế, chính sách. Hầu hết các công trình, dự án được cắt giảm thuộc diện triển khai mới, trong đó có những công trình có thể sau nhiều năm nữa mới phát huy tác dụng, chứ không phải tất cả công trình cắt giảm đều thuộc diện không cần thiết.
* Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của đầu tư công hiện nay?
- Trong cơ chế đầu tư công hiện nay chủ yếu phân bổ đầu tư công vào các công trình hạ tầng. Các chủ đầu tư cố gắng triển khai các công trình, dự án và coi đó là sản phẩm cuối cùng. Ví dụ các nhà máy được đầu tư được xem là sản phẩm cuối cùng của dự án đầu tư đó, còn hiệu quả như thế nào và làm ra sản phẩm sinh lợi ra sao thì chưa được coi trọng.
Nguyên nhân cốt lõi của tình trạng trên là do quản lý chưa hiệu quả. Các đầu tư công chủ yếu đầu tư vào hạ tầng và cứ phân bổ nguồn lực như hiện nay, các đơn vị nhà nước làm chủ đầu tư thì cũng rất khó nâng cao hiệu quả. Tôi cho rằng nếu chuyển qua dịch vụ đầu tư bằng hình thức công - tư hợp tác chắc chắn sẽ hiệu quả hơn. Nhà nước có khi chỉ bỏ vốn 30%, phần còn lại kêu gọi vốn từ nhiều nguồn lực.
Quản lý của các chủ đầu tư ngoài nhà nước chắc chắn sẽ hiệu quả hơn. Nhà nước chỉ tập trung vào những nơi khó kêu gọi đầu tư. Thực tế đã có nhiều bài học, trong cơ chế hiện nay của ta đang làm cho thấy ở 63 tỉnh thành gần như là 63 nền kinh tế. Bản thân cách làm này đã phân tán nguồn lực đầu tư. Tỉnh nào cũng cố gắng lôi kéo các nguồn lực về tỉnh mình, nên rải đều và kém hiệu quả.
TP.HCM: cắt giảm nhiều dự án Báo cáo với Chính phủ, UBND TP.HCM cho biết đã quyết định điều chỉnh 95 dự án với số vốn điều chỉnh giảm 453,205 tỉ đồng. Trong đó, đình hoãn thực hiện 15 dự án trong năm 2011 với số vốn điều chỉnh giảm 37,919 tỉ đồng. Giãn tiến độ thực hiện 80 dự án trong năm 2011 với số vốn điều chỉnh giảm 415,286 tỉ đồng. UBND TP cho biết đang rà soát tiến độ của các dự án để điều chuyển vốn cho các dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm 2011, các dự án sử dụng vốn viện trợ nước ngoài, các dự án thiên tai cấp bách với số vốn kế hoạch cần bổ sung là 1.944 tỉ đồng; tạm chưa giao vốn cho 115 công trình khởi công mới, 59 công trình chuẩn bị thực hiện, 562 công trình chuẩn bị đầu tư với tổng số vốn bổ sung 1.654 tỉ đồng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận