Phóng to |
Thu hoạch lúa đông xuân tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An - Ảnh: H.T.Vân |
TS Bảnh cho biết:
Lúa nhập từ Campuchia về nhiều Chiều 18-3, tại tỉnh An Giang, Kiên Giang... thương lái mua lúa khô loại hạt tròn khoảng 5.500 - 5.600 đồng/kg. Một số doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo cho biết họ mua vào gạo nguyên liệu dùng chế biến loại 25% tấm giá 7.400 đồng/kg, loại 15% tấm 7.600 đồng/kg. Hiện Campuchia cũng đang thu hoạch lúa đông xuân nên hằng ngày lúa được nhập số lượng lớn qua ngả biên giới Tây Nam. Lúa Campuchia có giá rẻ hơn khoảng 300 đồng/kg, góp phần kéo giá lúa trong nước giảm. Đ.VỊNH |
Ngoài lượng lúa gạo dùng để ăn, làm giống, dành cho chăn nuôi khoảng 4 triệu tấn, lượng lúa hàng hóa là khoảng 6 triệu tấn, tức có 3-4 triệu tấn gạo hàng hóa. Với lượng lúa gạo lớn như vậy lại tập trung trong thời gian ngắn, rất khó để tiêu thụ kịp thời nếu thiếu quyết tâm của các doanh nghiệp mua lúa, áp lực giảm giá là không tránh khỏi.
* Hiệp hội Lương thực VN đã chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa) từ ngày 1-3 nhưng giá lúa vẫn giảm, phải chăng do các doanh nghiệp không muốn mua lúa tạm trữ?
- Đúng là có hiện tượng một số doanh nghiệp không mặn mà trong việc mua tạm trữ gạo. Đến nay, diện tích lúa thu hoạch của ĐBSCL đã đạt khoảng 1 triệu ha, tức lượng lúa trong dân lên đến 6-7 triệu tấn. Lúa thu hoạch không có chỗ để.
Người dân cũng phải trả tiền vay ngân hàng, tiền nợ vật tư nông nghiệp của các đại lý từ trước, cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng hằng ngày và mua vật tư phân bón cho vụ kế tiếp nên bắt buộc phải bán lúa.
Việc lừng chừng của doanh nghiệp gây áp lực lên phía người dân vì muốn bán nhưng không thấy người mua thì giá phải hạ xuống. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có cái khó của họ. Hiện đầu ra cho xuất khẩu gạo đang gặp khó khăn vì giá giảm, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ký được hợp đồng cho thời gian tới, trong khi lãi suất vay của ngân hàng lại ở mức quá cao khiến họ phải cân nhắc trong việc mua tạm trữ.
Phóng to |
- Biện pháp quan trọng nhất vẫn là triển khai mua tạm trữ để giảm nguồn lúa gạo trong dân trước. Thực tế những năm qua cho thấy mua tạm trữ là chủ trương đúng.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại cần có thêm chỉ đạo sâu sát của các cơ quan chức năng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp mua tạm trữ. Phải có quy định cụ thể từng thời điểm doanh nghiệp phải mua được bao nhiêu, trữ trong thời gian bao lâu chứ trong lúc mùa vụ rộ như thế mà cứ lừng chừng thì dân không thể bán được lúa.
Ngoài ra, với số lượng lúa hàng hóa quá lớn như vậy, tôi nghĩ cần phải tăng lượng mua tạm trữ. Tôi nghĩ nên nâng mức mua tạm trữ lên 4 triệu tấn lúa (2 triệu tấn gạo) tức khoảng 60% tổng lượng lúa gạo hàng hóa của vụ đông xuân, như thế sẽ điều hòa được thị trường, giá cả. Còn lại 1 triệu tấn người dân tự bán hoặc dự trữ.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp đối mặt hiện nay là lãi suất cao, Nhà nước nên có chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp. Có sự hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn mua tạm trữ, đẩy mạnh tiêu thụ sẽ hỗ trợ giá lúa gạo trong nước.
Khi có nguồn hàng dự trữ trong kho và ít chịu tác động của lãi suất, doanh nghiệp sẽ tự tin trong việc đàm phán các hợp đồng xuất khẩu, qua đó sẽ xuất khẩu được gạo với giá cao hơn, hiệu quả hơn.
Giá thành vụ đông xuân tăng 10% Theo TS Lê Văn Bảnh, với các chi phí đầu vào tăng, giá thành sản xuất lúa vụ đông xuân năm nay tăng khoảng 10% so với lúa đông xuân năm ngoái ở mức xấp xỉ 3.000 đồng/kg. Hiện các vật tư đầu vào cho sản xuất lúa đều tăng mạnh, do đó sản xuất lúa các vụ tới sẽ khó khăn hơn khi chi phí tăng. Để người dân không lo lắng về đầu ra, về lâu dài doanh nghiệp và người dân nên tiến tới hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bằng việc ký các hợp đồng bao tiêu sản phẩm. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận