06/06/2010 12:18 GMT+7

Việt Nam trở thành địa điểm tốt cho các nhà đầu tư

THANH TUẤN
THANH TUẤN

TTO - “Đông Á phải có vai trò lớn hơn trong diễn đàn toàn cầu”, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu vậy trong diễn văn khai mạc Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á (WEF Đông Á) sáng 6-6 tại TP.HCM.

AzMwrA5e.jpgPhóng to
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi ý kiến trong diễn dàn How will Asia Lead? - Ảnh: TTD

Diễn đàn WEF Đông Á lần này do Diễn đàn Kinh tế thế giới và Chính phủ Việt Nam phối hợp tổ chức.

Đây là lần đầu tiên Diễn đàn WEF Đông Á được tổ chức tại Việt Nam, một nước đang phát triển, thay vì các nền kinh tế mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore như trước kia.

Diễn đàn là nơi đưa ra các định hướng chiến lược, phương hướng hợp tác để các nền kinh tế Đông Á “phát triển nhanh, cân bằng, bền vững thời kỳ hậu khủng hoảng” trong tương lai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho thấy khiếm khuyết của hệ thống tài chính toàn cầu và các nước cần thúc đẩy quá trình cải cách thể chế, mô hình kinh tế để có thể phát triển nhanh, cân bằng và bền vững hơn.

Trong bối cảnh khủng hoảng, Đông Á là mô hình phục hồi nhanh và thoát khỏi khủng hoảng sớm nhất, cho thấy sức sống và sự năng động của Đông Á. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, “Vận hội mới thật sự đã đến với châu Á” và đây là lúc Đông Á cần gánh vác hơn nữa vai trò trên toàn cầu, mỗi thành viên cần nâng cao vai trò và khả năng lãnh đạo của mình.

llWUnRn2.jpgPhóng to
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ góp ý kiến với diễn đàn How will Asia Lead? - Ảnh: TTD

Diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều dấu hiệu phục hồi khả quan, Hội nghị WEF Đông Á 2010 có chủ đề: “Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu“, xoay quanh bốn trục thảo luận chính: (i) Vai trò đang lên của châu Á, (ii) Các rủi ro toàn cầu, (iii) Chương trình tăng trưởng xanh của châu Á, (iv) Chương trình tăng trưởng trong tương lai của châu Á.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF):

Đã có 5 nguyên thủ quốc gia xác nhận tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới Đông ÁDiễn đàn kinh tế Đông Á tại VN: cơ hội mang tính lịch sửHội nghị WEF Đông Á 19 vào tháng 6 tại VN

Sự chuyển đổi quyền lực từ Tây sang Đông và sự nổi lên của châu Á là điều các chính khách, thương nhân có mặt đều thừa nhận.

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan chỉ ra sự thay đổi này có thể thấy ngay từ ASEM 2008 tại Bắc Kinh khi lãnh đạo 27 nước châu Âu đã liên tục kêu gọi thêm cơ hội tiếp cận vào thị trường khu vực. Đó là lý do giới quan sát ngày càng thấy cơ chế của G20 (với sự tham gia của bốn nước Đông Á) là toàn diện và hợp lý hơn cơ chế G8 cũ.

Từ năm 1980 tới nay, tỉ lệ kinh tế châu Á trong kinh tế toàn cầu đã tăng từ 7,1% lên 22,8%. Tới năm 2025, dân số châu Á sẽ chiếm tới 1/3 dân số thế giới giữa lúc dân số Bắc Mỹ, châu Âu đang ngày càng giảm.

Ông Andrei L. Kostin, Chủ tịch Ngân hàng VTB của Nga, chỉ ra thực tế là 12 năm sau cuộc khủng hoảng 97-98, châu Á từ là những nhà nhập khẩu giờ đã trở thành nhà xuất khẩu tư bản ra bên ngoài.

Ông Frans W. Muller, thành viên HĐQT, tập đoàn Metro, đồng chủ tịch của WEF Đông Á, chỉ rõ các yếu tố giúp Đông Á đang trở thành động lực kinh tế là sự tăng trưởng dân số, kéo theo tăng trưởng về tiêu dùng sẽ nhanh hơn phần còn lại của thế giới. Khả năng tái sản xuất của châu Á cũng lớn hơn nhiều cộng với đó là mô hình thành công về kinh tế của Trung Quốc, châu Á.

Đánh giá về thành tựu của nước chủ nhà trong 20 năm đổi mới, ông Muller đánh giá VN đã có sự lãnh đạo và tầm nhìn rõ ràng. Tăng trưởng liên tục của VN trong thời gian qua cho thấy đây là địa điểm tốt cho các nhà đầu tư.

Đánh giá về thành tựu của nước chủ nhà trong 20 năm đổi mới, ông Muller đánh giá VN đã có sự lãnh đạo và tầm nhìn rõ ràng. Tăng trưởng liên tục của VN trong thời gian qua cho thấy đây là địa điểm tốt cho các nhà đầu tư.

Có khoảng 450 đại biểu, gồm các lãnh đạo chính phủ cấp cao trong khu vực, lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới, các học giả và báo giới quốc tế tham dự hội nghị này. Thủ tướng các nước Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, Nhật Bản cũng tham dự.

Tổng thư ký ASEAN, Tổng giám đốc WTO, Phó Tổng thư ký OECD, Bộ trưởng Kinh tế một số nước trong khu vực cùng các quan chức cao cấp của các tổ chức tài chính tiền tệ khu vực và quốc tế như ADB, IM... cũng tham dự và phát biểu tại Hội nghị.

Bên cạnh chương trình chính thức của Hội nghị, Chính phủ Việt Nam sẽ tổ chức một loạt các hoạt động bên lề nhằm giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế và hình ảnh năng động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Các sự kiện gồm có: triển lãm “Góc nhìn Việt Nam: điểm đến lý tưởng cho cuộc sống và kinh doanh" ngay tại địa điểm Hội nghị; Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” do ACI/VCCI tổ chức tại khách sạn Caravelle; loạt chương trình về biến đổi khí hậu và an ninh lương thực của Kênh truyền hình Invest TV thuộc truyền hình cáp VCTV...

THANH TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: WEF