Phóng to |
Theo ông Rao, cộng đồng kinh doanh thế giới ngày càng quan tâm tới Việt Nam và hơn 1.000 đại biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos mới đây đều bày tỏ mong muốn tìm hiểu về Việt Nam. Cho tới nay, đã có 320 doanh nghiệp đăng ký tham dự cùng bốn nguyên thủ các nước. Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy cũng đã xác nhận ông sẽ tham dự hội nghị.
Các diễn đàn WEF Đông Á trước kia đều được tổ chức tại các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Malaysia, Singapore. Đây là lần đầu tiên diễn đàn được đưa tới một nước đang phát triển như Việt Nam. Hội nghị WEF lần này có chủ đề “Nâng cao vai trò lãnh đạo của châu Á” dự kiến xoay quanh bốn khung nội dung chính: vai trò lãnh đạo của châu Á, các rủi ro toàn cầu, chương trình tăng trưởng xanh và chương trình tăng trưởng trong tương lai. Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 7-6-2010 tại TP.HCM với sự tham dự của 350-400 đại biểu gồm lãnh đạo các doanh nghiệp và lãnh đạo các nước. Hội nghị có gần 20 phiên, trong đó có 5 phiên toàn thể, 10 phiên thảo luận song song và nhiều sự kiện bên lề khác. |
Trên cơ sở đó, Diễn đàn WEF Đông Á không chỉ là một sự kiện mà còn là “cơ sở cho các hợp tác đối tác dài hạn, cho sự phát triển trong tương lai”.
Ông Vũ Quang Minh - vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế Bộ Ngoại giao - cho biết tổ chức WEF Đông Á là một phần của ngoại giao kinh tế mà Bộ Ngoại giao đã đẩy mạnh trong mấy năm gần đây. Ông Minh trích lời Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải gọi diễn đàn kinh tế thế giới là “chợ ý tưởng” để các doanh nghiệp tiếp cận với những biến chuyển của thế giới.
Là người từng nhiều lần tham dự các diễn đàn Davos, ông Đặng Thành Tâm, chủ tịch HĐQT Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc, kể lại chuyện nhiều nhà đầu tư hàng đầu thế giới chấp nhận lên Davos, một vùng núi cao ở Thụy Sĩ, nằm trong túi ngủ để dự diễn đàn kinh tế thế giới lớn vì đây là cơ hội có một không hai về gây dựng quan hệ với các tập đoàn hàng đầu thế giới, tiếp cận với các ý tưởng mới...
Ông Tâm cho rằng lợi ích tham dự hội nghị lớn gấp “mười, trăm lần” số tiền 4.500 euro mỗi doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nếu muốn tham dự. Theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia để “mở đôi mắt với thế giới nhiều hơn. Chúng ta đã gia nhập WTO thì không tránh khỏi tình trạng hội nhập hay bị hội nhập”.
Sự hưởng ứng mạnh từ nhiều phía Có mặt trong buổi tọa đàm về WEF Đông Á hôm 10-5 tại TP.HCM, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi riêng với ông Sushant Rao, giám đốc khu vực châu Á của Diễn đàn kinh tế thế giới. * Xin ông cho biết công tác chuẩn bị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về Đông Á tới nay như thế nào? - Mọi sự chuẩn bị đều tốt. Chúng tôi nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ mọi phía. Cho đến giờ đã có hơn 300 lãnh đạo doanh nghiệp và bốn nguyên thủ quốc gia xác nhận tham gia hội nghị. Chúng tôi đang có nhiều đề xuất tham dự hơn dự tính… Đó là những phản ứng rất tích cực. Trong chuyến đi này chúng tôi chỉ để kiểm tra lại các công tác về phía ban tổ chức, công tác chuẩn bị của thành phố… nhưng có thể nói mọi thứ đều đang diễn ra rất trôi chảy. * Một số doanh nghiệp ở đây phàn nàn về việc chi phí đăng ký là quá cao (4.500 euro/doanh nghiệp)… - Tôi không nghĩ là quá đắt. Tính trên phương diện xây dựng mạng lưới mà các doanh nghiệp có thể nhận được nhờ việc tham dự diễn đàn thì có thể nói là rất đặc biệt. Đây là cơ hội tiếp cận hiếm có cho các doanh nghiệp gặp gỡ các lãnh đạo hàng đầu trên toàn thế giới từ mọi lĩnh vực và phía các chính phủ. Trên khía cạnh này, rất nhiều doanh nghiệp muốn tham gia WEF Đông Á. * Đây là lần đầu tiên một nước đang phát triển như Việt Nam được đăng cai WEF Đông Á. Đâu là ý nghĩa của sự kiện này? - Với chúng tôi thì đây là sự kiện mang tính lịch sử để diễn đàn kinh tế thế giới đến được với Việt Nam. Thứ đến, nhiều khía cạnh phát triển của các bạn có thể là động lực cho phát triển thế giới sau này. Việt Nam đã tăng trưởng rất mạnh ngay kể cả khi nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái. Đó là những lý do có nhiều doanh nghiệp quan tâm tới đây - một trong những nền kinh tế mới nổi. * Chủ đề của hội nghị lần này là về sự lãnh đạo ở châu Á. Có sự liên quan nào khi Việt Nam là chủ nhà hay không? - Đương nhiên là có liên quan. Thứ nhất, Việt Nam đang là nước chủ tịch ASEAN và trong cương vị đó các bạn có vai trò định hướng với 10 thành viên còn lại. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của các bạn cũng đã được mời tới hội nghị G20 trong cương vị là đại diện cho 10 nước ASEAN. Bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ, ASEAN với thị trường 550 triệu người đang là trụ cột quan trọng cho sự phát triển của châu Á. * Ông hi vọng gì vào việc tổ chức WEF Đông Á lần này tại Việt Nam? - Chúng tôi hi vọng đưa ra một chương trình chính sách về phát triển cho tương lai. Cuộc khủng hoảng kinh tế cho chúng ta thấy mô hình kinh tế cũ cần phải được tư duy, cân nhắc lại. Ngoài ra, chỉ còn năm năm là tiến hành thành lập cộng đồng kinh tế, đây cũng là cơ hội để ASEAN xem xét họ cần gì cho quá trình hội nhập này. * Xin cảm ơn ông. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận