Phóng to |
Tạp chí Discovery News dẫn lời của Robin Murphy: “Tôi đã nhận được thông tin có ít nhất hai đội robot cứu hộ sẽ được triển khai, một đội ở trong hoặc xung quanh thành phố Sendai, tỉnh Miyagi - nơi đang hứng chịu những thiệt hại nặng nề nhất sau thảm họa động đất và sóng thần, còn đội thứ hai thì ở thủ đô Tokyo; và tôi cũng đang chờ đợi xác nhận thông tin về đội thứ ba dự kiến cũng sẽ được triển khai tại Tokyo”.
Robin Murphy, GĐ Trung tâm Tìm kiếm và cứu hộ với sự hỗ trợ của robot (CRASAR) tại ĐH Texas A&M thuộc bang Texas, Mỹ, cho hay sẽ dẫn đầu đội robot cứu hộ thứ nhất. Kỹ sư chế tạo robot Eiji Koyanagi công tác tại Viện Công nghệ Chiba thuộc thành phố Chiba, phía đông nam thủ đô Tokyo, dẫn dắt đội robot cứu hộ thứ hai.
Phóng to |
Robot cứu hộ QUINCE - Ảnh: crunchgear.com |
Theo cô Murphy, đội của Tadokoro sẽ sử dụng loại robot cứu hộ điều khiển từ xa Active Scope Camera di chuyển như rắn, dài khoảng 8m, bao quanh được trang bị lông mao dễ rung động, có khả năng trườn với tốc độ gần 4,6cm/giây, vượt qua những nơi chật hẹp tại vùng bị động đất Sendai.
Còn đội của Koyanagi sử dụng loại robot chình dạng như chiếc xe tăng nhỏ - được gọi là robot cứu hộ QUINCE có khả năng leo qua cầu thang và những đống đổ nát của những ngôi nhà tại Tokyo. Ngoài ra, QUINCE còn được trang bị bộ cảm biến hồng ngoại và cảm biến khí CO2 nên có thể phát hiện thân nhiệt và hơi thở người bị mắt kẹt.
Discovery News cho biết cô Murphy cũng là hội viên của Viện Kỹ nghệ điện và điện tử (IEEE), có trụ sở tại thành phố New York (Mỹ). Đội nghiên cứu của IEEE từng đưa những robot cứu hộ này tìm kiếm nạn nhân sống sót sau thảm họa tấn công khủng bố vào tòa tháp đôi tại Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) thuộc New York ngày 11-9-2001 và sau cơn bão Katrina hoành hành thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ năm 2005 cũng như trong trận động đất gần đây tại đất nước Haiti năm 2010.
Ngoài hai loại robot cứu hộ nêu trên sử dụng trong thảm họa động đất tại Nhật Bản - theo cô Murphy - có thể cần các loại robot cứu hộ chuyên dụng khác của CRASAR có khả năng thực hiện các chức năng khác nhau như trực thăng robot loại nhỏ AirRobot và iSensys, robot điều khiển từ xa dưới nước VideoRay và cả robot trên mặt đất Inuktun VGTV.
Phóng to |
Như hầu hết các robot cứu hộ, robot cứu hộ của Nhật Bản được thiết kế để đến được những khu vực mà con người không dễ dàng tiếp cận. Các nhà khoa học hi vọng robot cứu hộ tuyệt vời này sẽ giúp sức cộng đồng tìm kiếm nạn nhân sống sót sau thảm họa siêu động đất 9 độ Richter tại Nhật một cách nhanh nhất có thể.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận