Tập trung vào kỹ năng đọc hiểu và viết văn bảnBộ GD-ĐT hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn vănĐể ôn thi tốt nghiệp hiệu quả
Phóng to |
Ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn tại một trường THPT ở TP.HCM - Ảnh: Như Hùng |
Dù ngày 7-5 mới là hạn chót đăng ký thi tốt nghiệp THPT môn tự chọn nhưng thực tế về cơ bản công tác này đã được các trường THPT hoàn tất. Vấn đề còn lại của các trường là tổ chức ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi của học sinh sao cho thật hiệu quả.
Lo chuyện thu tiền
Không bắt buộc Một cán bộ Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT từng khẳng định: tài liệu ôn thi cho học sinh chính là sách giáo khoa, bài giảng của giáo viên, còn lại là việc giáo viên tổ chức để học sinh làm quen với các dạng đề, câu hỏi. Nghĩa là không hề có những quy định bắt buộc học sinh phải có tài liệu ôn thi. Nhưng cứ “đến hẹn lại lên”, từ cuối tháng 3 các trường lại xôn xao chuyện “đăng ký tài liệu”. |
Một học sinh tại một trường THPT ở huyện tôi cho biết: “Lớp em có 15 bạn đăng ký thi môn lý, nhà trường xếp lịch các bạn này vào một lớp. Lớp khác có gần 20 bạn, cũng học một lớp. Giờ tụi em đang lo không biết cuối năm nhà trường thu tiền học ra sao”. Có lẽ băn khoăn này không chỉ của riêng em học sinh nọ.
Chia nhỏ nhóm học sinh để ôn tập có một cái lợi cho học sinh là các em có được sự chỉ dẫn kỹ lưỡng từ giáo viên. Tuy nhiên với nhóm học sinh đã có được kiến thức ổn định, việc chia nhỏ này vô tình tạo thêm gánh nặng học phí phụ đạo phải nộp, thời gian phải bỏ ra để đến trường học ôn (trong trường hợp gộp hai nhóm trên làm một thì nhà trường đã tiết kiệm được cho học sinh cả về chi phí và thời gian). Đó là chưa kể việc có học sinh tham gia ôn tập một môn học vào tiết thứ 1, 2 buổi chiều phải đợi một tiết (tiết thứ 3), sang tiết thứ 4 mới học ôn môn khác (do giáo viên đang phải dạy một nhóm khác).
Có vẻ cả nhà trường và học sinh quá lệ thuộc vào việc ôn thi tập trung mà ít để ý đến chuyện tự học. Ai cũng biết tự học sẽ mang lại hiệu quả không kém việc học ở trường. Hơn nữa tự học lại càng cần thiết để học sinh chủ động hơn khi chuẩn bị bước vào những môi trường khác ngoài trường phổ thông. Ngành giáo dục cũng đã thay đổi nhận thức về vị thế thầy và trò từ lâu: thầy chủ đạo, trò chủ động. Do vậy, khi nhà trường không dám “trao quyền” cho học sinh, vô tình lại đi ngược lại chủ trương mà mình đang thực hiện.
Rối bời tài liệu
Nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy các lớp cuối cấp đang hoang mang với việc sử dụng tài liệu ôn tập cho học sinh. Theo dõi nhiều năm nay thì thấy sau khi biết chính thức các môn thi tốt nghiệp, các trường thường yêu cầu học sinh phải có tài liệu ôn thi. Và nhà trường là đơn vị đứng ra mua giúp học sinh các tài liệu này.
Người viết được biết ở trường phổ thông nọ, sau khi ban giám hiệu đặt câu hỏi: “Ôn thi không có tài liệu thì lấy cái gì mà thi?” là lập tức giáo viên chủ nhiệm xuống lớp quán triệt tinh thần học sinh, tất cả phải có đủ tài liệu mà nhà trường đề xuất mua (dù trường không bắt buộc tất cả). Đến nay, gần như học sinh nào cũng có tài liệu trong tay.
Các tài liệu được biên soạn theo kiểu tái bản, có chỉnh lý, bổ sung. Nhìn qua thì thấy phần “bổ sung” chính là đề thi của năm thi vừa rồi, một vài câu hỏi mới mà người biên soạn chọn lọc thêm. Thiết nghĩ tài liệu này chỉ cần giáo viên có trên tay cũng đủ, để chắt lọc lại đồng thời chủ động hơn trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập. Hình như vẫn còn nhiều giáo viên tin rằng biết đâu các câu hỏi được biên soạn thêm trong các tài liệu sẽ là câu hỏi được bộ ra trong kỳ thi sắp tới, và thế là học sinh lại “gạo bài”. Với khoảng thời gian còn hạn chế, việc học sinh có trong tay thêm vài ba tài liệu chẳng có tác dụng bao nhiêu, chỉ gây ra lãng phí tiền của và rước thêm hoang mang. Chi bằng các thầy cô giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức, tâm lý và những kỹ năng cần thiết để “vượt vũ môn”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận