Chị N.T.K.T. kể ngày 20-3, con chị thi môn chính tả, sau đó về khóc cho biết làm bài theo sách giáo khoa và giống như mẹ dạy nhưng cô giáo nói sai rồi. “Theo lời con tôi kể, trong bài thi chính tả, cô giáo có đọc đoạn: “... Đặt lên lưỡi, cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắc, nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt” (Trái vải tiến vua, Vũ Bằng). Khi cô giáo đọc thì phát âm là “sắc” nhưng vì trong sách giáo khoa dạy là “sắt” nên dù nghe “sắc” nhưng con tôi vẫn làm theo sách giáo khoa đã dạy. Đến khi hỏi giáo viên đáp án là gì thì câu trả lời là “sắc”. Tôi tra từ điển Tiếng Việt cũng là “sắc”. Vậy tôi có nên tiếp tục tin và dạy con theo sách giáo khoa không?” - chị T. hỏi.
Bà Trần Thị Quý Mão, phó giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang, cho biết trường hợp này là do sách giáo khoa sai chứ không phải do đề sai. Tuy nhiên không hiểu sao trong lúc dạy giáo viên không phát hiện. Sở đã có văn bản báo về các trường, yêu cầu các trường lập biên bản giải quyết vấn đề theo hướng dù học sinh có viết sai đáp án vẫn được hưởng trọn điểm của từ đó. Đồng thời sở cũng đã chỉ đạo các phòng giáo dục, yêu cầu các trường lưu ý giáo viên trong quá trình giảng dạy nếu gặp bất kỳ trường hợp sai nào phải báo ngay với bộ phận chuyên môn của sở để kịp thời nghiên cứu sửa chữa, bổ sung. “Trách nhiệm của giáo viên là nhắc ngay cho học sinh và cho các em sửa ngay vào sách giáo khoa” - bà Mão nói thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận