Hạ 3,5 điểm một bài thi kiến trúcPhúc khảo môn thi năng khiếu, tại sao không?Nâng điểm cho hàng loạt học viên cao học
Phóng to |
Viện đào tạo sau đại học của Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội - Ảnh: Quang Thế |
Ngày 17-8, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh cao học đợt 2 năm 2012 cho 1.415 thí sinh. Tại môn thi nguyên lý kinh tế, sau khi hoàn tất việc thu bài của phòng thi NĐ 106B, hai giám thị tá hỏa khi thấy thiếu một bài thi dù tất cả thí sinh đã ký đủ xác nhận nộp bài. Kiểm tra thì phát hiện bài thi bị thiếu là của thí sinh Cao Thị Nhã - người đã nộp bài rất sớm nhưng chỉ nộp đề thi mà không có bài thi đi kèm.
Thí sinh mang bài thi... về nhà
Trong buổi tối hôm đó, ban chỉ đạo thi đã từ Gia Lâm (Hà Nội) tìm về nhà thí sinh này tại Văn Giang (Hưng Yên) xác minh. Tại đây, thí sinh đã nộp lại bài thi cho ban chỉ đạo với lý do... quên trong túi giấy tờ đi thi.
Xử lý nghiêm Trao đổi với Tuổi Trẻ, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho hay trong ngày 25-9, bộ đã nhận được báo cáo cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật với từng cá nhân liên quan đến vụ nâng điểm hàng loạt của Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. “Đây là sai phạm nghiêm trọng, chưa từng có, lại xảy ra ở một trường ĐH lớn. Quan điểm của Bộ GD-ĐT là sẽ xử lý nghiêm. Hiện tại đào tạo sau ĐH được giao quyền tự chủ cho các trường, số lượng học viên cao học không nhiều mà trường đã để xảy ra sai sót quá lớn” - ông Ga nhấn mạnh. |
Bất ngờ khi thay vì lập biên bản lỗi của thí sinh và cán bộ coi thi, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội lại lặng lẽ lập hội đồng thi, sử dụng đề dự bị để tổ chức thi lại cho riêng thí sinh này vào chiều hôm sau. PGS.TS Trần Đức Viên - hiệu trưởng nhà trường - giải thích: do thấy thí sinh vô tình mang bài về nhà, chứ không phải cố tình, cố ý nhằm mục đích đánh tráo bài thi nên hội đồng thi đã quyết định cho phép thi lại.
Tuy nhiên, cách xử lý này của trường đã phớt lờ quy định, quy chế hiện hành về tuyển sinh, đào tạo thạc sĩ. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, việc sử dụng đề dự bị trong kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ cũng giống như trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo đó, “đề dự bị chỉ sử dụng trong trường hợp đề thi chính thức bị lộ, khi có đủ bằng chứng xác thực và có kết luận chính thức của hội đồng tuyển sinh trường và cơ quan công an địa phương về xử lý các sự cố bất thường của đề thi”.
Trong văn bản mới đây của Bộ GD-ĐT gửi về trường do vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bùi Anh Tuấn ký cũng khẳng định “việc thất lạc bài thi là lỗi của thí sinh và hai cán bộ coi thi không tuân thủ quy định của quy chế đào tạo thạc sĩ và quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành”. Tiếp theo, việc trường cho thí sinh thi lại tiếp tục vi phạm quy chế Bộ GD-ĐT ban hành. Do đó, bộ yêu cầu nhà trường “kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân” từng người liên quan.
Không thi cũng... đỗ
Sáng 25-9, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã gửi báo cáo tổng hợp kết luận xử lý cán bộ viên chức nhà trường có liên quan đến vụ nâng điểm hàng loạt cho học viên cao học. Trong kết luận này, thấy thiếu hình thức xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Tuấn Sơn - phó viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH, phó trưởng ban thư ký kỳ thi tuyển sinh đầu ra môn tiếng Anh cao học K18.
Theo giải thích của nhà trường, việc tạm thời chưa có hình thức xử lý với ông Sơn do có xuất hiện tình tiết mới. “Trong kỳ thi tuyển sinh cao học vừa qua, một thí sinh không có điểm môn thi tiếng Anh, nghĩa là không tham gia buổi thi này, nhưng trong thông báo của nhà trường có phần chữ ký của PGS Sơn lại ghi rõ ràng thí sinh trúng tuyển(?). Do lỗi vi phạm này vừa được phát hiện, nên hiện tại hội đồng kỷ luật nhà trường chưa thể đưa ra ngay hình thức xử lý đối với phó viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH và một chuyên viên của viện này”- một thành viên của hội đồng kỷ luật nhà trường cho hay.
Được biết, khi chưa xuất hiện “tình tiết mới”, ông Sơn đã bị hội đồng kỷ luật đề nghị xử lý mức cảnh cáo và miễn nhiệm chức vụ phó viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH.
Hơn 20 cán bộ bị kỷ luật Theo PGS.TS Vũ Văn Liết - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, chủ tịch hội đồng kỷ luật được giao xem xét xử lý vụ nâng điểm hàng loạt cho học viên cao học, sau hơn 20 cuộc họp của hội đồng, nhà trường đã chính thức đưa ra phương án xử lý kỷ luật đối với các cá nhân liên quan. Theo đó, có 13 người chịu hình thức xử lý từ khiển trách đến cách chức (gồm một trường hợp bị cách chức là tổ trưởng tổ chấm thi môn tiếng Anh, ba trường hợp bị cảnh cáo và chín trường hợp bị khiển trách). Ngoài ra, còn có hơn 10 cán bộ viên chức nhà trường chịu hình thức phê bình, nhắc nhở. Riêng việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo nhà trường sẽ do Bộ GD-ĐT - cơ quan bổ nhiệm - thực hiện. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận