Sốc với clip tiêu cực thi ở Bắc GiangLộ tẩy quay cóp: sẽ mở rộng xem xét sai phạmThêm clip giải bài tập thể ở Bắc Giang
Phóng to |
Với cách tổ chức thi như hiện nay, đến sát kỳ thi thầy trò vẫn phải vắt chân lên cổ ôn luyện. Trong ảnh: buổi dò bài ôn thi môn địa lý của học sinh Trường Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM trước ngày thi - Ảnh: Như Hùng |
Những chuyên gia giáo dục từng bày tỏ quan điểm nên “đưa kỳ thi về địa phương”, hay nói cách khác là bỏ kỳ thi quốc gia đều cho rằng “cách giao sự chủ động cho địa phương của Bộ GD-ĐT năm nay vẫn nửa vời”.
Chủ động... nửa vời!
"Để đánh giá chính xác chất lượng dạy học, trình độ học sinh phải kiểm soát chất lượng sản phẩm giáo dục ngay trong quá trình dạy học chứ không dồn vào một kỳ thi" |
“Thực chất kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ là công việc đánh giá kết quả học tập để công nhận phổ cập chương trình phổ thông. Nhưng khi nó được đặt ở tầm quốc gia thì khiến mọi người căng thẳng, lo đối phó bằng nhiều cách, nhìn nhau để có “mặt bằng chất lượng” cao hơn. Còn nếu coi đó là vấn đề của địa phương, chắc các địa phương sẽ phải làm thật, tức dạy học thật, thi thật”- ông Đặng Đình Đại, hiệu trưởng Trường THPT Vạn Xuân (Hà Nội), đánh giá.
Ông Lê Tiến Hưng, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, cho rằng: Với thực tế giáo dục hiện nay, bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT là không nên. Nhưng thay vào chỗ để nó là một căn cứ tính thành tích thì cần biến thành động lực để thầy trò nỗ lực nâng dần chất lượng. “Kỳ thi có thể giao về cho các địa phương, thậm chí các trường tổ chức. Bởi khi nó được thay đổi về bản chất thì người ta không chạy theo những cách làm dối trá, đối phó mà lo thi thật, dạy thật”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Bá Giao, một thanh tra kỳ cựu của Bộ GD-ĐT, bày tỏ quan điểm: việc giao cho địa phương tổ chức kỳ thi từ A-Z cũng là phương án nên suy nghĩ.
Tuy nhiên, theo ông Giao, khi đó vẫn phải có một kỳ thi chung trên toàn quốc để chọn những thí sinh đủ điều kiện vào học ĐH-CĐ.
Nên bỏ kỳ thi quốc gia
GS Hoàng Tụy bày tỏ quan điểm “nên bỏ kỳ thi quốc gia. Kỳ thi cuối cấp THPT nên chuyển hẳn cho địa phương, có nghĩa các địa phương tự quyết định việc ra đề, chấm thi, điều chỉnh môn thi, hình thức thi... nhằm thực hiện khâu cuối cùng để công nhận hoàn thành chương trình của học sinh. Và để đánh giá chính xác chất lượng dạy học, trình độ học sinh, phải “kiểm soát chất lượng sản phẩm giáo dục ngay trong quá trình dạy học chứ không dồn vào một kỳ thi” - GS Hoàng Tụy nhấn mạnh.
Theo GS Hoàng Tụy, hiện nay học sinh phổ thông phải học và thi quá nhiều môn, nhiều kiến thức và bị dồn vào kỳ thi cuối cấp. Điều này khiến học sinh quá tải và để vượt qua kỳ thi, các em phải gian lận. Bởi vậy để giải quyết vấn nạn tiêu cực thi cử, không phải chỉ đề ra vài giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn tiêu cực mà phải cải thiện chương trình, phương thức đánh giá học sinh.
Đồng quan điểm, nhà sử học Dương Trung Quốc nói: “Tôi ủng hộ phương án bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay vì khi đó sẽ giảm thiểu những sự đầu tư không cần thiết. Để đánh giá việc hoàn thành chương trình học của học sinh phổ thông, nên thực hiện nghiêm túc trong quá trình dạy học chứ không dồn vào một kỳ thi. Vì điều đó sẽ tạo nên áp lực và kết quả mà mình không mong muốn”.
Tất cả thành viên hội đồng không được chấm thi Ngày 8-6, thêm một clip chứng minh sự lộn xộn của kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) được tung lên mạng. Buổi thi môn toán tại phòng thi số 8 đã tái diễn cảnh “giải bài tập thể” một cách vô tư. Ông Ngô Thanh Sơn, phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang, cho hay ngoài chủ tịch hội đồng thi Trường THPT Đồi Ngô bị đình chỉ tham gia công tác chấm thi, sở đã ra quyết định yêu cầu tất cả cán bộ, giáo viên tham gia coi thi, phục vụ hội đồng thi THPT dân lập Đồi Ngô không được tham gia bất cứ khâu nào của công tác chấm thi tốt nghiệp THPT. Sốc với clip tiêu cực thi ở Bắc GiangLộ tẩy quay cóp: sẽ mở rộng xem xét sai phạmCoi thi nghiêm túc, khó có gian lậnThêm clip giải bài tập thể ở Bắc Giang |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận