20 triệu học sinh cả nước vào năm học mới

VĨNH HÀ - H.HG. - TRƯỜNG GIANG - T.LY - TR.T. NHI - NGUYỄN HÀ- L.GIANG - T.LONG
VĨNH HÀ - H.HG. - TRƯỜNG GIANG - T.LY - TR.T. NHI - NGUYỄN HÀ- L.GIANG - T.LONG

TTO - Sáng 5-9, hơn 20 triệu học sinh trên cả nước đã bước vào năm học mới 2011-2012. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đánh trống khai trường tại Trường THPT Hà Nội - Amsterdam. TTO ghi nhận không khí khai trường ở các địa phương.

Trên 100.000 thầy, cô và 1,5 triệu học sinh phổ thông của Hà Nội nô nức đến trường dự lễ khai giảng năm học. Hà Nội mưa nhưng từ 7 giờ sáng, đường phố đã nhộn nhịp sắc màu.

Nhiều em bé lần đầu đến trường ngồi sau cha, mẹ cầm cờ, hoa, bóng bay.

Náo nức khai trường

eAXyDch8.jpgPhóng to

Học sinh trường PTCS Xã Đàn (Trường dành cho học sinh khiếm thính) chào đón năm học mới 2011 - 2012 - Ảnh : Nguyễn Khánh

RxQQCPeM.jpgPhóng to

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đánh trống khai giảng năm học mới tai Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM - Ảnh: TTD

Ở trường tiểu học Trung Tự - Hà Nội, cô giáo chủ nhiệm ra tận cổng trường để đón các bé học sinh lớp 1. Nhiều bé bịn rịn rời tay cha mẹ để theo cô vào lớp 1. Còn ở trường tiểu học Lê Văn Tám - Hà Nội, nhiều phụ huynh đã bật khóc trong lễ đón học sinh lớp 1, những học sinh nhỏ nhất trường hồi hộp và vui sướng đi qua lễ đài trong tiếng vỗ tay và cờ hoa rực rỡ.

Ở trường THPT Kim Liên - Hà Nội, nhiều nữ sinh lớp 12 lần đầu tiên đến trường trong tà áo dài trắng, các em chia đã chia sẻ cảm xúc của mình “Tiếng trống trường với chúng em vẫn thiêng liêng, dù đây đã là lễ khai giảng cuối cùng trong đời học sinh. Tiếng trống trường, cảm xúc ngày khai trường sẽ theo chúng em đi mãi”.

Tại trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đến dự khai giảng và phát biểu động viên thầy trò trường chuyên tiếp tục nỗ lực để giữ vững truyền thống của ngôi trường đi đầu trong chất lượng dạy học của thủ đô.

Cũng trong sáng ngày 5-9, bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước, cũng đến dự lễ khai giảng năm học mới tại trường THPT Ba Vì - Hà Nội. Đây là một trong những ngôi trường ở nơi nghèo nhất Hà Nội, với trên 400 học sinh dân tộc thiểu số thuộc 7 xã đặc biệt khó khó khăn. Theo cô giáo Nguyễn Kim Hoa, Phó hiệu trưởng trường thì để đến được ngày khai trường, nhiều học sinh đã phải vượt qua chặng đường dài, thầy, trò cùng nhau vượt lên khó khăn, thiếu thốn, chia nhau từng cuốn sách cũ để bước vào năm học mới.

Tại trường THPT Đa Phúc và THPT Sóc Sơn - Hà Nội - những trường đã có nhiều nỗ lực trong năm học qua, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đến dự lễ khai trường.

3xGUrVST.jpgPhóng to

Học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội đón chào lễ khai giảng năm học mới 2011 - 2012 - Ảnh: Nguyễn Khánh

flTTTGQC.jpgPhóng to
Học sinh trường THPT Chu Văn An hát Quốc ca khai giảng năm học mới - Ảnh: Tiến Thành
HVlHwJc5.jpgPhóng to
Học sinh trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP.HCM) tham dự lễ khai giảng năm học 2011-2012 - Ảnh: Thùy Minh

Mùa khai trường năm nay, TP.HCM đã đưa vào sử dụng hơn 2.000 phòng học mới tại nhiều trường từ mầm non đến THPT.

vRCcWeke.jpgPhóng to
iDIJmXEJ.jpg
Học sinh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1, TP.HCM háo hức tại lễ khai giảng năm học mới 2011 - 2012 sáng 5-9 - Ảnh: Minh Đức

Ông Lê Hoàng Quân - chủ tịch UBND TP.HCM - đã đến dự lễ khai giảng tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Tại buổi lễ, ông Nguyễn Bác Dụng - hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Năm học qua, trường có 100% học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS, trong đó tỷ lệ giỏi chiếm 97,67%; 100% học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT, trong đó tỷ lệ giỏi chiếm 34,1 % (cao nhất TP.HCM). Đó là chưa kể 7 học sinh đạt học sinh giỏi Quốc gia, 28 học sinh đạt giải trong các cuộc thi Olympic khu vực, 386 học sinh giỏi cấp thành phố..."

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Hoàng Quân nhấn mạnh: "Tôi rất phấn khởi và biểu dương, khen ngợi các thành tích mà nhà trường đã đạt được trong năm qua. Năm học tới, tôi đề nghị tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh trường Trần Đại Nghĩa tiếp tục cải tiến cách tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện, giáo dục chính khóa và ngoại khóa một cách phong phú, sáng tạo, thu hút tất cả học sinh cùng tham gia; tạo điều kiện để các em rèn luyện nhân cách, đạo đức và khả năng thích ứng với cộng đồng, với xã hội".

5xlrdXBz.jpgPhóng to
Niềm vui của học sinh trường THPT Mạc Đĩnh Chi Q6, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới 2011-2012 - Ảnh: Như Hùng
riD3zwRS.jpgPhóng to
Học sinh trường Bình Minh quận Tân Phú TP.HCM trong ngày khai giảng - Ảnh: Như Hùng

Tại Trường tiểu học Cao Bá Quát, quận Phú Nhuận, TP.HCM, hơn 1.000 học sinh hân hoan bước vào ngôi trường mới được xây theo đúng chuẩn Quốc gia. Với diện tích 5.238 m2, trường Cao Bá Quát có 30 phòng học, 22 phòng chức năng (phòng âm nhạc, mỹ thuật, thể dục nhịp điệu, phòng đa năng, thư viện,,,) nên năm học 2011-2012 sĩ số các lớp đã giảm từ 40 xuống 35 học sinh/lớp và 100 % học sinh được học hai buổi/ngày.

Cũng trong năm học này, TP.HCM đưa vào sử dụng nhiều phòng học mới nhằm đáp ứng chỗ học cho con em các quận, huyện ngoại thành như Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Phú…

Xx3cVCEO.jpgPhóng to
Các bạn học sinh lớp 10 Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh: TTD

Sáng 5-9, tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum cùng với các trường trong cả

Từ sáng sớm, hàng trăm học sinh trường Tiểu học Hiệp Bình Phước (Q.Thủ Đức) đã có mặt tại sân trường để dự lễ khai giảng năm học mới. Em Trần Văn Minh, học sinh lớp 5, chia sẻ: “Nghỉ hè nhưng em lúc nào cũng nhớ thầy cô, bạn bè, sáng nay em đã dậy từ 5g30 sáng để chuẩn bị đồng phục, cắp sách. Đến trường thấy các bạn thay đổi nhiều quá, lớn hẳn lên. Em mong năm học mới này sẽ gặt hái được nhiều thành tích trong học tập hơn nữa”.

Bước vào năm học mới, nhiều phụ huynh ở TP.HCM chia sẻ mong muốn ngành Giáo dục phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa, giảm tải sĩ số trong lớp, tăng cường lớp bán trú để trẻ được học các lớp năng khiếu, phát huy tính sáng tạo của học sinh.

Sáng nay, Trường THCS Lương Định Của (Q.2) tổ chức lễ khánh thành và khai giảng năm học mới. Hàng trăm học sinh, phụ huynh cùng thầy cô nhà trường tề tựu đông đủ. Ông Tất Thành Cang, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thành ủy viên, Bí thư quận Ủy, Chủ tịch UBND Q.2, cho biết: “Công trình xây dựng Trường THCS Lương Định Của được xây trên nền Trường THCS Thạnh Mỹ Lợi với diện tích 174 ha. Dự án này được xây dựng với tổng kinh phí là 63 tỷ 329 triệu đồng, trích từ nguồn ngân sách thành phố. Trường có diện tích 20.025 m2 với 45 phòng học và các phòng chức năng, phụ trợ, sân thể thao”.

Sáng 5-9, tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum cùng với các trường trong cả nước đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2011-2012. Đây là mái trường dành cho con em tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số Tây nguyên như: Ba Na, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Jơ Rai…

Năm nay, tỉnh Kon Tum có gần 135.000 học sinh ở các cấp học, bậc học. Theo thống kê, bước vào năm học mới toàn tỉnh có 4.965 phòng học, trong đó có 2.311 phòng học kiên cố, 2.262 phòng học bán kiên cố và 392 phòng học tạm, nên chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đổi mới giáo dục và tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Các xã vùng sâu, vùng xa giao thông khó khăn trắc trở, học sinh đến các điểm trường phải băng rừng, vượt suối nhất là trong mùa lũ rất nguy hiểm.

8VEB4N0w.jpgPhóng to
Học sinh đến trường đi qua con suối chảy xiết, chỉ cần sơ sẩy là bị bị lũ cuốn xuống sông - Ảnh: Trần Thảo Nhi
NB8hZdq6.jpgPhóng to
Mưa lũ ngăn đường đến trường tiểu học Kim Đồng, xã đăk Ang, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) - Ảnh: Trần Thảo Nhi

Ngày 5-9, dù còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất: thiếu trường, lớp, sách giáo khoa, thư viện, giáo viên..., nhưng hơn 200 học sinh trường Trung học cơ sở và hơn 500 học sinh trường tiểu học La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái vẫn hân hoan khai giảng năm học mới.

Ông Phạm Tiến Quảng, Hiệu trưởng trường THCS La Pán Tẩn, phấn khởi cho biết: “Năm nay, ngoài bảy em học sinh chuyển trường sang xã khác, trường không có học sinh nào bỏ học. Đây là một niềm vui khôn tả đối với riêng tôi và các thầy cô vì cứ mỗi dịp nghỉ hè xong là thầy cô lại lo ngay ngáy, lại phải đến nhiều gia đình vận động các cháu đi học”.

EmX832yZ.jpgPhóng to
Học sinh trường Tiểu học và Trung học La Pán Tẩn trong ngày khai giảng - Ảnh: Nguyễn Hà
60wjak60.jpgPhóng to
Niềm vui trên gương mặt các em học sinh La Pán Tẩn trong ngày khai trường - Ảnh: Nguyễn Hà

Ngày tựu trường nơi rốn lũ Tân Hóa

Ngày tựu trường hôm nay không còn thấy cảnh học sinh bần thần trước đống sách vở nhem nhuốc bùn như những ngày sau cơn lũ tháng 10-2010 ở vùng rốn lũ Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) nữa.

ScI18Bku.jpgPhóng to
Những nụ cười vào năm học mới ở Tân Hóa

Trận lũ lịch sử ấy dường như chỉ còn trong ký ức của người dân Tân Hóa. Trên những con đường của xã, chúng tôi gặp những cô cậu học trò với đồng phục mới toanh cắp cặp tới trường.

Cô bé Trần Thị Kim Oanh, lớp trưởng 5A Trường tiểu học số 1 Tân Hoá, khoe: “Bọn cháu đã có đủ sách vở mới rồi, chú ạ. Không phải tận dụng sách vở cũ bị ngập bùn đất do lũ nữa”. Sau cơn lũ dữ năm ngoái, Oanh cũng như bạn bè trong xã nước mắt lưng tròng lật phơi từng trang sách vở bê bết bùn non. “Từ năm ngoái tới tận bây giờ chúng cháu vẫn nhận được sách vở và đồ dùng học tập của các nơi đưa về tặng đó” - Oanh cho biết.

Cô giáo Ngô Thị Hợp, phó hiệu trưởng Trường tiểu học số 1 Tân Hóa, cho biết: “Năm học này toàn trường có 13 lớp học với 194 học sinh. Dù các gia đình còn gặp nhiều khó khăn sau lũ lụt nhưng các em được giúp đỡ nhiều từ các tấm lòng hảo tâm khắp nơi”.

Các em được giúp đỡ nhưng trường còn khó khăn lắm. Những lớp học cấp bốn đã xuống cấp vì bị ngâm trong nước lũ, sân trường chưa được đổ bêtông nên vẫn mọc đầy cỏ dại, trang thiết bị dạy và học thiếu đến 1/3 do bị trôi và hư hỏng... Vậy mà giữa sân trường đầy nắng, tiếng học trò hát quốc ca vang khắp một vùng lèn đá cao.

Ở Trường THCS Tân Hóa, thầy hiệu trưởng Đinh Vựng phấn khởi thông báo: “60 em học sinh của trường sinh sống tại thôn 5, vùng Rí Rị năm học này không còn phải vượt suối đến trường nữa. Đã có đường bêtông từ trung tâm xã qua thôn và cầu Seèng qua suối...”.

iGZolazu.jpgPhóng to
Học sinh Trường TH số 1 Tân Hóa ngày khai giảng

Ông Cao Quý Ninh, phó chủ tịch UBND xã Tân Hóa, cho biết: "Trong lũ năm ngoái, bốn trường học trên địa bàn xã bị tan hoang hết bàn ghế, trang thiết bị dạy và học. Cũng nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng mà vào năm học này Tân Hóa gượng dậy được. Phụ huynh dù nghèo nhưng cố gắng mua sắm cho con cái đủ sách vở, áo quần đi học. Năm nay để chạy lũ, UBND xã đã xin cho các trường cho học sinh học từ ngày 18-8”.

VĨNH HÀ - H.HG. - TRƯỜNG GIANG - T.LY - TR.T. NHI - NGUYỄN HÀ- L.GIANG - T.LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: học sinh khai giảng