Nhiều ý kiến tại tọa đàm cho rằng chủ trương xã hội hóa giáo dục đang bị lạm dụng, được hiểu và thực hiện sai lệch. Cô Phạm Thị Ly, ĐHQG TP.HCM, cho rằng xã hội hóa là phát huy sức mạnh toàn dân nhưng thực tế chỉ mới phát huy sức mạnh tài chính, chưa lưu tâm đến những đóng góp khác. Thầy Nguyễn Hữu Lam, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nói xã hội hóa không chỉ có vấn đề thu tiền. Tiền chỉ là một phần. Chúng ta có thể mời doanh nhân xây dựng chương trình, huy động tất cả nguồn lực con người, trí tuệ xã hội cho đào tạo.
Trong khi đó, GS.TS Trần Hồng Quân - nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT, chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - nói: chúng ta cho mở hàng loạt trường tư với 100% vốn tư là một sai lầm. Sinh viên trường tư đang gánh 100% chi phí đào tạo, mất công bằng xã hội. Tại sao Nhà nước không đầu tư cho trường tư để có chất lượng tốt hơn, như xây trường giao cho tư nhân điều hành. Ngược lại, tại sao trường công không được huy động vốn tư để phát triển mạnh hơn nữa (như đầu tư vào phòng thí nghiệm chẳng hạn)? Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc mở những phòng thí nghiệm tư chất lượng cao hoặc các khoa tư trong trường công?
Nhiều ý kiến cũng cho rằng cần tăng mức đầu tư cho đào tạo ĐH, nhưng không phải chỉ có người học gánh hết mức phí này. Các nguồn đầu tư cho đào tạo gồm: nguồn từ Nhà nước, đóng góp của người đi học, của doanh nghiệp, nhà tài trợ...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận