Phóng to |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân trả lời báo chí tại cuộc họp báo chiều 31-8 - Ảnh: Việt Dũng |
* Vừa với tư cách là một phụ huynh, vừa với tư cách là bộ trưởng Bộ GD-ĐT, bộ trưởng đánh giá như thế nào về tình trạng “chạy trường”?
- Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Theo tôi, sự việc này có lẽ có lâu rồi. Còn tại sao có và tồn tại bấy lâu thì có nhiều nguyên nhân. Nhưng quan trọng nhất là hiện tượng này nay đã bị phanh phui, phê phán. Một trong những nguyên nhân để chuyện “chạy trường” được tố cáo vào thời điểm này có thể là do ngành giáo dục đã thực hiện cuộc vận động nói không với tiêu cực. Những gì ngành giáo dục đang quyết tâm thực hiện khiến người dân tin tưởng, người ta có thể yên tâm tố cáo những hiện tượng tiêu cực mà không sợ bị trù dập.
Theo quan điểm của tôi, “chạy trường” cũng là một biểu hiện tiêu cực, gian lận trong giáo dục. Việc “chạy” hàng ngàn USD cho một chỗ học là không thể chấp nhận được...
* Theo bộ trưởng, ngành giáo dục có thể tìm được những giải pháp căn cơ, lâu dài để thật sự xóa bỏ tình trạng “chạy trường” hay không? - Sự việc ở TP.HCM là một cơ hội để chúng ta cùng xem xét, mổ xẻ vấn đề này. Bây giờ đã biết được mức độ, qua thanh tra sẽ thêm nhiều thông tin, nguyên nhân… Chính quyền, ngành giáo dục, các cơ quan, đoàn thể và cả báo chí nữa sẽ cùng nhau tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất những giải pháp khả thi cho vấn đề này. Tôi không tin là không có cách giải quyết. |
- Có làm được không? Muốn trả lời câu hỏi này trước hết tôi muốn chúng ta cùng trả lời câu hỏi: “Chống tiêu cực, gian lận trong thi cử vì ai?”. Không phải vì ngành giáo dục mà vì chính các em HS! Các em tốt nghiệp THPT không phải vì tấm bằng mà vì kiến thức, kỹ năng để vào đời. Chúng ta quyết tâm làm việc này vì chính các em và tương lai của các em.
Chúng tôi tin rằng phụ huynh sẽ hiểu ngành làm vì các em chứ không phải làm khó cho HS. Đây là vấn đề nhận thức: nếu phụ huynh hiểu, các em HS hiểu phải vào đời bằng kiến thức, kỹ năng chứ không phải bằng bằng cấp, chứng chỉ thì nhất định sẽ làm được. Chúng ta đã có những ví dụ thực tế: An Giang, Cà Mau mấy năm gần đây làm chặt, thi thật, kết quả thấp dân đâu có kêu, tỉnh ủy, UBND không có phê bình...
Trước khi triển khai, chúng tôi đã đi các địa phương để tìm hiểu thực tế, thu nhận ý kiến thấy thầy cô ủng hộ vì việc chống tiêu cực, bệnh thành tích “giải phóng” cho các thầy cô khỏi áp lực chạy theo thành tích, phấn đấu đạt những thứ không phải của mình, cán bộ lãnh đạo các địa phương ủng hộ; đối với nhân dân, tôi càng tin rằng cũng sẽ ủng hộ...
Hôm qua Chủ tịch nước cũng đã có thư gửi ngành giáo dục nhân dịp năm học mới. Trong thư Chủ tịch nước cũng hoan nghênh, ủng hộ và kêu gọi các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể, các bậc phụ huynh, nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng cuộc vận động của ngành giáo dục. Với những điều kiện thuận lợi như vậy ngành giáo dục quyết tâm chọn việc tuyên chiến với tiêu cực, bệnh thành tích làm khâu đột phá trong năm học mới.
* Để mở đầu cho cuộc đấu tranh với tiêu cực, gian lận, bộ trưởng có công bố công khai kết quả thống kê, đối chiếu kết quả thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH của thí sinh từng địa phương mà Trung tâm Tin học đã thống kê và báo cáo bộ trưởng chiều nay (31-8)?
- Bộ GD-ĐT sẽ gửi bảng đối chiếu điểm trung bình của sáu môn thi tốt nghiệp THPT và điểm thi ĐH của sáu môn tương ứng về từng địa phương để các địa phương tự xem xét, so sánh, đánh giá. Bên cạnh đó, bộ sẽ đưa danh sách những hội đồng thi có nghi vấn tiêu cực để các địa phương tự xử lý. Đồng thời cũng gửi các biểu mẫu về so sánh, đánh giá để các địa phương tham khảo, có thể sử dụng để khai thác, phân tích dữ liệu điểm thi.
Kết quả điểm thi tốt nghiệp phổ thông và thi tuyển sinh ĐH có mối quan hệ với nhau, nhưng không nên đặt tiêu chuẩn quá cứng nhắc: khoảng cách giữa hai mức điểm đó bao nhiêu là hợp lý, mức chênh lệch bao nhiêu là có tiêu cực. Quan điểm của bộ là không che giấu nhưng cũng phải lắng nghe cơ sở, mới đang là nghi vấn thì chưa nên kết luận, bình luận. Nên để từng địa phương xem xét và rút kinh nghiệm trước.
Viết gọi mùa thuTôi cũng được gửi gắm “chạy trường”Trưởng phòng Giáo dục quận 5 nói gì về đường dây “chạy trường?Trưởng Phòng Giáo dục quận cầm đầu đường dây? "Chạy" trường, áp lực từ phụ huynhNhững ngõ ngách có thể "chạy trường""Chạy trường" ở TP.HCM: Không chỉ là những trường hợp đơn lẻ!Đường dây "chạy trường" ở TP.HCMHé lộ một đường dây "chạy trường" ở TP.HCM
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận