Con số này được ThS Bùi Ngọc Linh, Đại học Y tế công cộng Hà Nội, đưa ra tại hội thảo cập nhật thông tin về Ngày thế giới không thuốc lá 31-5 và thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá được Bộ Y tế tổ chức ở TP.HCM ngày 28-5.
Theo ThS Ngọc Linh, chi phí y tế này mới gồm năm nhóm bệnh chính liên quan đến thuốc lá gồm ung thư phổi, ung thư đường hô hấp trên và tiêu hóa, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, trong khi có tới 25 nhóm bệnh liên quan đến thuốc lá.
Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới với tỉ lệ hút thuốc ở nam giới 47,4%, nữ giới 1,4%.
ThS Ngọc Linh cho rằng tăng thuế thuốc lá đã được chứng minh là biện pháp hiệu quả nhất, vừa giảm được tiêu thụ thuốc lá, vừa tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước.
Bộ Y tế đã đề xuất tăng thuế thuốc lá từ 65% lên 105% vào năm 2015, có lộ trình tăng lên 145% vào năm 2018 và tiếp tục xem xét tăng thuế lên 155% vào năm 2020.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận