Phóng to |
Phóng to |
TS.BS Trần Tịnh Hiền - Ảnh: L.TH.H. |
Vừa được cấp phép đã bị khiếu nạiXem bản tin tiếng Anh
TS.BS Trần Tịnh Hiền nói:
- Sản xuất được thuốc đặc trị trong nước với giá rẻ, theo tôi, là rất đáng hoan nghênh và rất cần ủng hộ. Ai cũng biết giá thuốc hiện rất mắc, giá thuốc nhập khẩu từ các công ty nước ngoài cũng không kiểm soát được và VN vẫn còn phụ thuộc việc cung ứng thuốc của các công ty này. Việc cung ứng thuốc đặc trị, quý hiếm cho bệnh nhân vẫn còn bị động do phải phụ thuộc các công ty độc quyền.
Kinh nghiệm trước đây cho thấy với thuốc điều trị sốt rét khi các công ty trong nước sản xuất được thì nguồn thuốc rất ổn định. Mình chủ động cung cấp thuốc điều trị cho người bệnh, cung cấp thuốc cho các chương trình phòng chống bệnh sốt rét cho người dân với giá rẻ. Với thuốc điều trị viêm gan siêu vi hiện nay do đang phải phụ thuộc sự độc quyền của công ty nước ngoài nên giá thuốc đặc trị quá cao và ngoài tầm với của bệnh nhân nghèo.
* Ở góc độ thầy thuốc, ông cảm thấy thế nào khi bệnh nhân nghèo không thể mua thuốc điều trị giá cao nên phải bỏ dở việc điều trị hoặc không thể điều trị?
- Là bác sĩ, chúng tôi biết khi có thuốc đặc trị, bệnh nhân sẽ có cơ hội khỏi bệnh, cơ hội được cứu sống hoặc kéo dài thời gian sống thêm nhiều năm và chúng tôi cảm thấy xót xa, đau đớn khi nhìn bệnh nhân sống chung với bệnh tật do không có khả năng mua thuốc điều trị giá cao.
Trước đây với huyết thanh kháng độc tố bạch hầu mình cũng phải nhập khẩu và cũng phải chịu phụ thuộc. Khi bệnh viện cần thuốc cho bệnh nhân, kêu công ty cung ứng họ bảo thuốc chưa nhập về thì mình phải bó tay. Nhưng bệnh nhân thì không thể chờ được. Bị bạch hầu ác tính mà không có thuốc là có thể tử vong trong vài giờ do độc tố bạch hầu gây trụy tim mạch.
Có thời gian một số thuốc kháng sinh đặc trị nhiễm trùng nặng, các công ty trong nước chưa sản xuất được thì bệnh viện, bác sĩ, bệnh nhân cũng phải phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty nước ngoài. Những lúc đó chúng tôi biết rất rõ thiếu thuốc điều trị là vô cùng nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân, nhưng nhiều khi phải bó tay vì không có thuốc khác thay thế.
Phóng to |
Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: N.C.T. |
* Theo ông, trong trường hợp buộc phải vi phạm bản quyền để sản xuất thuốc giá rẻ cho người dân trong nước thì có nên không?
- Đây là vấn đề rất tế nhị. Tuy nhiên, việc sản xuất thuốc trong nước dù thế nào cũng phải làm bài bản, đúng quy định pháp luật trong nước cũng như quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế từng có một vài quốc gia sẵn sàng vi phạm sở hữu trí tuệ của công ty độc quyền để có thuốc điều trị HIV cho người dân của họ. Ở những quốc gia này có hàng triệu người bị nhiễm HIV. Do thuốc độc quyền bán giá quá cao, không chịu giảm giá nên người dân các nước này không thể tiếp cận thuốc điều trị. Cuối cùng công ty độc quyền cũng phải chấp nhận cho các quốc gia đó vi phạm sở hữu trí tuệ sản xuất nhượng quyền để người dân của họ được hưởng lợi từ thuốc giá rẻ sản xuất trong nước.
Mấy năm gần đây tôi thấy một số công ty trong nước đã sản xuất được thuốc điều trị nhiễm HIV/AIDS. Nhờ vậy, người nhiễm HIV đã có đủ thuốc và có thuốc giá rẻ để sử dụng, không còn phải phụ thuộc thuốc ngoại nhập giá cao như trước.
* Ông nghĩ thế nào về đạo đức kinh doanh của một số công ty độc quyền, dù đã thu rất nhiều lợi nhuận từ việc bán thuốc độc quyền giá cao nhiều năm nhưng vẫn không muốn quốc gia nào được sản xuất thuốc bản quyền của họ?
- Tất nhiên, đã là đơn vị sản xuất độc quyền thì các công ty phải đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Tuy nhiên, làm thế nào để hài hòa giữa lợi nhuận và lợi ích của người bệnh còn tùy thuộc quan điểm, cách nhìn nhận của mỗi người, mỗi công ty.
Cũng vì sự độc quyền này mà vài năm trước Indonesia đã không đồng ý cung cấp các chủng virus cúm H5N1 cho thế giới nghiên cứu. Lý do từ chối cung cấp khi đó là các công ty dược lớn của thế giới có nghiên cứu ra thuốc cúm này thì cũng sẽ bán lại cho người dân Indonesia với giá cắt cổ. Phải qua nhiều lần thương lượng thì thế giới mới có được chủng virus cúm H5N1 được phân lập từ bệnh nhân của Indonesia mang về nghiên cứu, sản xuất thuốc.
Theo tin từ Bộ Y tế, hôm nay (22-12) tổ công tác của Bộ Y tế bắt đầu xem xét khiếu nại của Công ty Nanogen liên quan đến việc đăng ký lưu hành thuốc Pegnano (Tuổi Trẻ 21-12). Tổ công tác này có bốn thành viên, gồm các ông Cao Minh Quang (thứ trưởng Bộ Y tế), ông Đỗ Hán (chánh văn phòng bộ), ông Phạm Văn Tác (vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ), ông Dương Xuân An (phó chánh thanh tra Bộ Y tế). Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc có hay không nên cho phép những thuốc tương tự như trường hợp Pegnano đăng ký lưu hành, ông Hoàng Hữu Đoàn, nguyên giám đốc Xí nghiệp Dược phẩm T.Ư 1, cho rằng rất nên ủng hộ để chống độc quyền. Theo ông Đoàn, trước đây muốn sản xuất các thuốc tương tự sản phẩm còn bản quyền sở hữu trí tuệ, nhà cung cấp nguyên liệu phải chứng minh được quy trình công nghệ sản xuất nguyên liệu của họ là khác với quy trình nguyên liệu của thuốc còn bản quyền. Nhưng hiện nay thực hiện theo thông tư 22-2009 về đăng ký thuốc, tranh chấp giữa các doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ đã có các bên trọng tài, cơ quan quản lý nhà nước cấp số đăng ký thuốc nếu hồ sơ và quy trình đạt yêu cầu. Cũng theo ông Đoàn, mỗi năm có khoảng 20 hoạt chất hết bản quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhưng hiện chưa có nhiều doanh nghiệp dược VN tham gia khai thác những hoạt chất này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận