Dũng, Phúc cùng nhận tiền nhưng "kình mặt" nhauBất ngờ xuất hiện tình tiết có lợi cho Dương Chí Dũng
Sau khi VKS luận tội, Hội đồng xét xử để cho các luật sư thực hiện quyền bào chữa cho các bị cáo
Dương Chí Dũng (áo trắng) và Mai Văn Phúc (cúi đầu) trong khi các luật sư đang bào chữa tại phiên tòa chiều 23-4 - Ảnh: Tâm Lụa |
Theo đại diện Viện Kiểm sát, trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, căn cứ vào quá trình thẩm vấn công khai tại phiên tòa, đã có cơ sở xác định các bị cáo thực hiện hành vi tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinalines là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Mặc dù dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam chưa được bổ sung vào quy hoạch và chưa có quyết định phê quyệt cho phép đầu tư của Thủ tướng Chính phủ nhưng các bị cáo vẫn tiến hành triển khai dự án.
Các bị cáo biết ụ nổi 83M do Công ty Nakhodka (Nga) là chủ sở hữu đưa ra giá bán là 5 triệu USD nhưng các bị cáo vẫn hợp thức hóa các thủ tục để mua ụ nổi thông qua công ty AP (Singapore) là công ty môi giới với giá 9 triệu USD.
Ụ nổi đã hư hỏng nặng, bị đăng kiểm Nga ngừng phân cấp và không thể hoạt động.
Các bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều tuy không trực tiếp bàn bạc với nhau nhưng đã thông qua cấp dưới đã làm trái các quy định.
Hậu quả của việc làm trái quy định trên là các bị cáo mua ụ nổi đã hư hỏng, gây thất thoát cho nhà nước hàng trăm tỉ đồng. Hành vi của các bị cáo thỏa mãn dấu hiệu tội Cố ý làm trái. Cấp sơ thẩm xét xử với các bị cáo là không oan. Vì vậy kháng cáo kêu oan của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc là không có cơ sở.
Về tội tham ô tài sản, dù các bị cáo không nhận tội nhưng dựa trên các chứng cứ trong hồ sơ vụ án có thể khẳng định việc các bị cáo phạm tội.
Chứng cứ thứ nhất là biên bản thỏa thuận chia số tiền giữa công ty AP, công ty Nakhodka và bên thứ 3 (sau này xác định được là phía VN) sau khi mua ụ nổi.
Căn cứ thứ hai là Dương Chí Dũng có mối quan hệ thân thiết với ông Goh.
Căn cứ thứ 3 là các bị cáo bất chấp để mua bằng được ụ nổi.
Căn cứ thứ 4 là số tiền 1,666 triệu USD được chuyển về VN sau khi mua thành công ụ nổi. Căn cứ thứ 5 là cả Dũng và Phúc đều thừa nhận chỉ có hai người mới có quyền mua ụ nổi 83M.
Ụ đã quá tuổi nhưng các bị cáo vẫn mua, nếu không có số tiền 1,666 triệu USD các bị cáo sẽ không mua ụ nổi 83M. Số tiền này bị cáo không thể nhận và chiếm hưởng một mình được.
Số tiền 1,666 triệu USD này là số tiền của nhà nước, do nhà nước quản lý. Các bị cáo thông qua Vinalines đã chiếm đoạt số tiền này, đã thỏa mãn dấu hiệu tham ô tài sản.
Về kháng cáo xin giảm nhẹ số tiền bồi thường của các bị cáo, VKS xét xử phúc thẩm cho rằng bị cáo Dương Chí Dũng là chủ mưu, là người có vai trò tích cực nhất nên phải chịu mức hình phạt cao nhất và chịu mức bồi thường cao nhất. Cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 18 năm tù về tội cố ý làm trái là nhẹ, cần phải tăng án đối với bị cáo.
Đối với Mai Văn Phúc, vai trò là Tổng giám đốc Vinalines, là đồng phạm với Dương Chí Dũng, bị cáo phải chịu mức án thấp hơn bị cáo Dũng, tòa sơ thẩm xử phạt bị cáo 18 năm tù về tội cố ý làm trái là cao so với bị cáo.
Đối với Trần Hữu Chiều, là đồng phạm với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, đã ký các văn bản để làm căn cứ làm tờ trình phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển và mua ụ nổi. Án sơ thẩm xử phạt 9 năm tù về tội cố ý làm trái là đúng, Không có cơ sở chấp nhận kháng cáo.
Đối với bị cáo Trần Hải Sơn, VKS thấy không đủ cơ sở để chấp nhận kháng cáo.
Đối với bị cáo Mai Văn Khang: tuy vai trò đồng phạm thấp, cấp sơ thẩm xử phạt 7 năm tù về tội cố ý làm trái, bồi thường 12 tỉ là phù hợp, kháng cáo của Khang không có cơ sở chấp nhận.
Đối với Lê Văn Dương: cấp cơ thẩm tuyên phạt 7 năm tù về tội cố ý làm trái là có cơ sở, tuy nhiên xử phạt bị cáo bồi thường 15 tỉ là cao, xét thấy cần giảm mức bồi thường cho các bị cáo.
Đối với bị cáo Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng: các bị cáo đã thành khẩn khai báo, VKS xét thấy cần giảm một phần hình phạt và tiền bồi thường cho các bị cáo.
Về tội tham ô tài sản:
Với bị cáo Dương Chí Dũng, VKS cho rằng tại cấp phúc thẩm bị cáo không thành khẩn nhận tội, dù gia đình đã khắc phục 4,7 tỉ đồng nhưng với tính chất phạm tội nguy hiểm, cấp sơ thẩm tuyên án tử hình là phù hợp.
Bị cáo Mai Văn Phúc cũng không thành khẩn nhận tội, gia đình đã nộp 3,5 tỉ đồng khắc phục hậu quả nhưng tính chất phạm tội nguy hiểm, VKS cho rằng cấp sơ thẩm tuyên án tử hình bị cáo Phúc là phù hợp.
Về bị cáo Trần Hải Sơn: sơ thẩm xử phạt 14 năm tù về tội tham ô là nhẹ. Còn Trần Hữu Chiều: tuy không tham gia bàn bạc ăn chia nhưng được Sơn cho 340 triệu. Án sơ thẩm xử phạt Chiều 10 năm tù về tội tham ô là phù hợp, kháng cáo của Chiều là không có cơ sở.
Đối với kháng cáo của 3 người liên quan :
VKS cho rằng việc Dương Chí Dũng phạm tội nguy hiểm, hậu quả nặng nề nên cơ quan tố tụng kê biên 3 căn nhà của bị cáo là phù hợp. Tuy nhiên cấp sơ thẩm không xét xét quyền lợi và nghĩa vụ của người liên quan là bất cập cho công tác thi hành án. Từ căn cứ nêu trên, đại diện VKSND Tối cao đề nghị HĐXX sửa án sơ thẩm về phần tài sản chung của vợ chồng bị cáo Dũng.
Từ căn cứ nêu trên, đại diện VKS tối cao đề nghị HĐXX sửa án sơ thẩm, giảm một phần hình phạt, bồi thường của các bị cáo Lê Văn Dương, Lê Ngọc Triện, Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, đồng thời tăng mức bồi thường với 4 bị bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn, chấp nhận kháng cáo của một số bị cáo đồng thời cần ghi nhận quyền lợi của một số người liên quan là bà Phạm Thị Mai Phương (vợ ông Dũng) và chị Phan Thị Thảo (bạn gái ông Dũng) .
Phóng to |
Bị cáo Dương Chí Dũng tại tòa |
9 bị cáo có kháng cáo trong vụ án gồm:
1. Dương Chí Dũng (57 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT)
2. Mai Văn Phúc (57 tuổi, nguyên tổng giám đốc Vinalines, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT)
3. Trần Hải Sơn (54 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines)
4. Trần Hữu Chiều (62 tuổi, nguyên Phó tổng giám đốc Vinalines)
5. Mai Văn Khang (56 tuổi, nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines)
6. Lê Văn Dương (44 tuổi, đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm VN)
7. Huỳnh Hữu Đức (49 tuổi, nguyên phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, nguyên phó chánh văn phòng Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa)
8. Lê Văn Lừng (55 tuổi, nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa)
9. Lê Ngọc Triện (50 tuổi, nguyên đội trưởng đội nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa).
Bị cáo Mai Văn Phúc - Ảnh: Việt Dũng |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận