Tranh cãi về trách nhiệm của VietinBankXem toàn bộ diễn biến vụ án "siêu lừa" Huyền Như
Phóng to |
Bị cáo Huyền Như tại tòa - Ảnh: Quang Định |
Phóng to |
"Siêu lừa" Huyền Như được dẫn giải vào tòa sáng 7-1 - Ảnh: Quang Định |
Phóng to |
Huyền Như (áo trắng) và đồng phạm tại tòa sáng 7-1 - Ảnh: Quang Định |
Trả lời HĐXX về việc thấy bản cáo trạng truy tố bị cáo lừa đảo gần 4.000 tỉ đồng mà Viện kiểm sát công bố tại phiên tòa có đúng không, Huyền Như nhỏ nhẹ: “Dạ đúng”.
“Siêu lừa” Huyền Như khai động cơ sai phạm bắt nguồn từ việc bị “tín dụng đen” hối thúc, đe dọa do số nợ ngàn tỉ đồng.
Huyền Như khai bắt đầu kinh doanh chứng khoán, nhà đất vào năm 2006-2007 khi thấy nhiều người kinh doanh có lãi. Ban đầu, Như lấy tiền của mình và của mẹ để đầu tư, bất động sản, cổ phiếu có trong tay tới 50 tỉ đồng.
Có trong tay cả 50 tỉ rồi mà sao bị cáo tiếp tục vay tiền?
Dạ, vì bị cáo muốn đầu tư để kiếm lời thêm.
Từ giữa năm 2008, Như bắt đầu vay lãi suất cao của Nguyễn Thị Lành, Nguyễn Thiên Lý (thường từ 0,4-1%/ngày), trong vòng 10 ngày phải trả. Nếu qua 10 ngày không trả thì sẽ tính lãi 5%/ngày.
Huyền Như còn nói có nhiều khoản trễ hạn, Như phải trả lãi 8%/ngày.
Theo Huyền Như, thường bị cáo chỉ vay vài tỉ/lần, trả hết rồi vay tiếp nên khi thống kê thì tổng “doanh số” bị cáo vay “tín dụng đen” mới lên tới hàng ngàn tỉ như vậy.
Theo Như khai, khi bị cáo chậm trả tiền, các chủ nợ đã liên tục gọi điện, nhắn tin đòi nợ, đe dọa. Hai chủ nợ, trong đó có Nguyễn Thị Lành (bị truy tố về tội cho vay lãi nặng trong vụ án - PV) thường xuyên đe dọa Như nếu không trả tiền thì sẽ “cho người đập vỡ mặt”.
Phóng to |
Bị cáo Nguyễn Thị Lành tại tòa - Ảnh: Quang Định |
Chủ nợ khác dọa sẽ đến tận ngân hàng của Như “quậy”. Theo Huyền Như, lúc đó bị cáo đang làm cán bộ tín dụng của ngân hàng nhà nước, sợ các chủ nợ “làm lớn chuyện” thì xấu hổ với mọi người nên đã nghĩ cách kiếm tiền để trả tín dụng đen.
Như khai bị cáo bắt đầu “vay đầu nọ để trả đầu kia” từ giữa 2008-2009.
HĐXX hỏi vì sao không bán cổ phiếu, nhà đất đi trả nợ?
Huyền Như khai thời điểm đó Như đã bán nhiều tài sản rồi, có bất động sản, cổ phiếu giảm chỉ còn chưa đến 50% bị cáo cũng bán để trả nợ nhưng cũng không thể bán hết được. Để có tiền trả nợ, Huyền Như bắt đầu dùng thủ đoạn gian dối để lừa người gửi tiền.
Theo Huyền Như, nạn nhân đầu tiên của bị cáo là bà Giã Thị Mai Hiên (cuối năm 2009). Tiếp theo, bị cáo “nhắm” đến công ty dầu khí Thái Bình Dương (do ông Phạm Anh Tuấn làm giám đốc).
Như khai, ban đầu Như giới thiệu anh Tuấn đến gửi tiền tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè với thỏa thuận ngoài lãi suất ghi trên hợp đồng huy động vốn (khoảng 10,49%/năm) thì sẽ được hưởng lãi chênh lệch thêm từ 1-2%/năm.
Tuy nhiên, chi nhánh Nhà Bè “chê” phần chênh lệch đó cao quá, không trả nổi nên không huy động vốn của Thái Bình Dương. Do quá trình thỏa thuận, chi nhánh Nhà Bè có sọan thảo hợp đồng và làm sẵn 10 giấy xác nhận gửi tiền cho Thái Bình Dương nhưng sau đó không tiếp tục hợp đồng nữa nên Huyền Như đã sử dụng các giấy tờ làm sẵn trên để lừa đảo Thái Bình Dương.
Tổng cộng, Thái Bình Dương đã đưa cho Huyền Như vay 1.500 tỉ đồng, Như đã trả 1.420 tỉ đồng gốc, bên cạnh đó còn 50 tỉ tiền lãi và hơn 120 tỉ phí chênh lệch lãi suất. Đến nay Như chiếm đoạt của Thái Bình Dương 80 tỉ đồng.
Huyền Như đang bắt đầu khai nhận quá trình thuê người làm giả con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và con dấu của 8 công ty khác để tiếp tục các phi vụ lừa đảo hàng ngàn tỉ của các đơn vị, cá nhân khác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận