20/04/2013 10:03 GMT+7

"Đơn vị tiếp nhận tin phải bảo vệ người bị đe dọa"

GIA MINH thực hiện
GIA MINH thực hiện

TT - Ðó là ý kiến của đại tá Nguyễn Tri Phương, phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (phụ trách khu vực phía Nam - C45B), khi đề cập việc người dân bị đe dọa tới cơ quan công an trình báo, cầu cứu.

TT - Ðó là ý kiến của đại tá Nguyễn Tri Phương, phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (phụ trách khu vực phía Nam - C45B), khi đề cập việc người dân bị đe dọa tới cơ quan công an trình báo, cầu cứu.

Vụ chị Lê Thị Thúy Hằng bị giết: Nạn nhân tố cáo nhiều lần?Truy xét trách nhiệm công an phường trong vụ chém chết người yêuNhững vụ án cuồng yêuHai câu hỏi để bảo vệ người dân

wYTOOIhc.jpgPhóng to
Đại tá Nguyễn Tri Phương - Ảnh: CTV

* Người dân phải làm gì khi bị đe dọa, thưa ông?

Hai câu hỏi để bảo vệ người dân

Khi bị hành hung, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng, liệu người dân có thể tìm thấy sự che chở, an toàn ở lực lượng công an địa phương?

Ngành công an sẽ làm gì để bảo vệ được người dân?

Ý kiến của một lãnh đạo cảnh sát điều tra, một kiểm sát viên cao cấp và một luật sư góp phần trả lời thêm hai câu hỏi này.

- Ðại tá Nguyễn Tri Phương: Việc đầu tiên người dân cần làm là xác định thông tin đe dọa có thật hay không, người đe dọa mình là ai, vì nguyên nhân gì, lời đe dọa đó có thể xảy ra hay không?

Nếu có thì cần trình báo ngay lập tức cho cơ quan công an gần nhất, có thể là công an phường, xã nơi đang bị đe dọa hoặc nơi cư trú, khẩn cấp hơn thì gọi lực lượng phản ứng nhanh 113.

Thông tin về người đe dọa, khả năng xảy ra như thế nào, nguyên nhân vì sao... cần phải được cung cấp đầy đủ, chính xác để cơ quan công an xác định, lên phương án xử lý, bảo vệ.

Người dân cũng có thể tự bảo vệ bằng cách tránh nơi có nguy cơ bị tấn công, tạm thời chuyển chỗ ở... Tôi khuyến cáo người dân phải tuyệt đối tin tưởng lực lượng công an, không được tự trang bị vũ khí hay thuê các thành phần bất hảo, "xã hội đen" bảo vệ hay trả thù. Vì điều đó dễ làm cho người bị đe dọa - là nạn nhân - lại trở thành người vi phạm pháp luật.

Ðơn vị tiếp nhận sẽ có trách nhiệm xác minh thông tin người dân trình báo có thật hay không, khả năng xảy ra như thế nào để báo cáo lên cấp có thẩm quyền, lập phương án phối hợp bảo vệ nạn nhân, xác minh, xử lý đối tượng đe dọa.

"Tôi khuyến cáo người dân phải tuyệt đối tin tưởng lực lượng công an, không được tự trang bị vũ khí hay thuê các thành phần bất hảo, “xã hội đen” bảo vệ hay trả thù. Vì điều đó dễ làm cho người bị đe dọa - là nạn nhân - lại trở thành người vi phạm pháp luật"

Đại tá Nguyễn Tri Phương

* Theo ông, quy định hiện hành về bảo vệ người dân khi bị đe dọa có đầy đủ hay chưa?

- Trong thực tế, luật và các văn bản dưới luật đều đã có quy định về bảo vệ công dân nói chung và những trường hợp bị đe dọa nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện đầy đủ, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho từng người dân bị đe dọa thì còn nhiều khó khăn, bất cập.

Lực lượng công an sẽ không thể ra quyết định bắt giữ đối tượng đe dọa nếu việc đe dọa ở mức độ chưa đủ để bắt giữ, hoặc chưa xảy ra hậu quả (trong trường hợp quy định phải có hậu quả mới được bắt giữ).

Trong khi đó, không có quy định nào cho phép lưu giữ nạn nhân bị đe dọa trong cơ quan công an hay một địa điểm an toàn nào khác, nạn nhân vẫn phải sinh hoạt bình thường. Lực lượng cảnh sát hình sự thì đang thiếu so với nhu cầu thực tế. Một phường được đánh giá là phức tạp về tình hình an ninh trật tự mới có một cán bộ công an chuyên trách lĩnh vực hình sự, phường bình thường còn không có nên nói bảo vệ từng nạn nhân bị đe dọa 24/24 giờ là không thể.

* Nói như vậy thì khi người dân bị đe dọa vẫn phải... tự bảo vệ?

- Nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi thoái thác trách nhiệm bảo vệ người dân, cũng không phải chúng tôi nêu những lý do này để bỏ mặc người dân. Như tôi đã nói, khi tiếp nhận thông tin từ nạn nhân, đơn vị tiếp nhận phải đánh giá vụ việc, báo cáo lên cấp có thẩm quyền và lên phương án bảo vệ nạn nhân. Yếu tố quan trọng nhất là phải bảo vệ an toàn cho nạn nhân trong mọi tình huống, sau đó mới là xử lý đối tượng đe dọa.

Ðơn vị tiếp nhận mà không báo cáo lên cấp có thẩm quyền, không có phương án bảo đảm an toàn cho nạn nhân, để xảy ra hậu quả thì đơn vị đó, từng cá nhân cụ thể phải chịu trách nhiệm. Nếu đã lên phương án bảo vệ, làm hết khả năng mà hậu quả xảy ra vì lý do khách quan thì là một câu chuyện khác.

Tuy nhiên, tôi cũng xin lưu ý người dân cần tự nhìn lại vụ việc, đánh giá mình có lỗi hay không. Vì nếu do mâu thuẫn từ hai phía, mâu thuẫn do mình gây ra khiến người khác bức xúc, đe dọa mình thì cần giải quyết vấn đề từ gốc. Lực lượng công an chỉ có thể xử lý được sự việc tức thời, bảo vệ trong trường hợp bị đe dọa khẩn cấp, thậm chí là răn đe, xử lý người đe dọa theo quy định. Tuy nhiên sau đó, lực lượng công an không thể theo để bảo vệ từng người suốt đời được.

Ông Võ Văn Thêm (kiểm sát viên cao cấp, Viện KSND tối cao):

Trách nhiệm trước tin báo của dân

Dưới góc độ pháp lý, bất kỳ người dân nào dù là chuyện có hoặc không liên quan đến bản thân họ nhưng cảm thấy có dấu hiệu vi phạm của người khác thì được quyền đến cơ quan chính quyền nhà nước để tố cáo hành vi vi phạm. Khi người dân trực tiếp tố giác thì cán bộ phải ghi nhận cụ thể diễn biến. Nếu vụ việc đang diễn biến thì cơ quan có trách nhiệm phải cử ngay người đến hiện trường.

Còn biện pháp nào để bảo vệ người dân thì cũng giống như đối với những tin tố giác tội phạm, cơ quan công quyền phải bảo vệ người cung cấp nguồn tin đó để bảo vệ quyền công dân, quyền tố giác tội phạm.

Nếu một hành vi đang diễn biến thành hành vi phạm tội thì ít nhất người thực thi công vụ lúc đó phải có trách nhiệm giữ người tố cáo lại hoặc đưa công dân đó đến nơi an toàn. Theo chế định của Hiến pháp cũng như các bộ luật khi nói về quyền sống của công dân thì pháp luật cũng bảo hộ tính mạng và tài sản của người dân. Chế định có quy định vậy và cán bộ tiếp nhận, xử lý có lương tâm, trách nhiệm thì sẽ không xảy ra hậu quả đáng tiếc. Vì việc phòng ngừa vi phạm và tội phạm là mục đích chính, trừng trị tội phạm là mục đích cần thiết chứ đâu cần phải đợi đến hậu quả xảy ra rồi mới đi giải quyết thì đã không thể khắc phục được nữa.

Mấy chục năm làm việc trong ngành tư pháp, tôi đã thụ lý những vụ án hình sự mà xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ như tranh chấp chỗ mua bán, bức tường rào hoặc chỉ khoảnh sân trước nhà... nhưng chính quyền giải quyết không đến nơi đến chốn, không có các biện pháp hòa giải hoặc biện pháp không phù hợp, mâu thuẫn kéo dài nên hành vi manh động xảy ra.

Khi ra tòa, có bị cáo bày tỏ sự hối tiếc rằng đáng lẽ phải khiếu nại việc chính quyền thiếu trách nhiệm trong giải quyết công việc thì họ lại bức xúc dùng biện pháp manh động tấn công lại chính quyền hoặc đối tượng gây ra mâu thuẫn. Bởi vậy, vai trò của chính quyền rất quan trọng. Nếu chính quyền sử dụng phương pháp hòa giải hoặc vận động quần chúng làm tốt và đi vào lòng dân thì sẽ giải quyết công việc tốt hơn.

Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy rằng trong một số vụ án hình sự xuất phát từ những tranh chấp nhỏ, rõ ràng chính quyền và các đoàn thể địa phương thiếu trách nhiệm, thế nhưng chẳng có chế định nào để xử lý việc này.

HOÀNG ĐIỆP ghi

GIA MINH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên